Ấn tượng đêm công diễn vở sân khấu ''Nợ nước non''

Đức Anh/VOV5
Chia sẻ
(VOV5) - Tối 19-5, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Nhà hát Cải lương Việt Nam phối hợp với Đoàn nghệ thuật UNESCO di sản dân ca xứ Nghệ công diễn vở sân khấu “Nợ nước non”.
Ấn tượng đêm công diễn vở sân khấu ''Nợ nước non'' - ảnh 1
Nhân kỷ niệm 132 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2022) và 111 năm Ngày Bác Hồ vượt trùng khơi tìm đường cứu nước (5/6/1911 - 5/6/2022), buổi công diễn vở sân khấu “Nợ nước non” - phần 1 bộ sử thi nghệ thuật “Nước non vạn dặm” của tác giả Nguyễn Thế Kỷ đã diễn ra tối 19-5, tại Nhà hát Lớn Hà Nội
Ấn tượng đêm công diễn vở sân khấu ''Nợ nước non'' - ảnh 2
Dự buổi công diễn có: (theo thứ tự thứ 2, 3, 4 từ phải sang trái) Tác giả, PGS. Nguyễn Thế Kỷ; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai; nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị.
Ấn tượng đêm công diễn vở sân khấu ''Nợ nước non'' - ảnh 3
Dù trùng lịch với trận tranh vé vào chung kết bóng đá nam SEAGames 31, nhưng buổi công diễn vẫn thu hút đông đảo khán giả mọi lứa tuổi.
Ấn tượng đêm công diễn vở sân khấu ''Nợ nước non'' - ảnh 4
Vở diễn bắt đầu từ chuyến đi của chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành đến với Sài Gòn trên một con thuyền nhỏ trong bối cảnh là sự đàn áp dã man của thực dân Pháp với những người yêu nước.
Ấn tượng đêm công diễn vở sân khấu ''Nợ nước non'' - ảnh 5
Xen lẫn với dòng chảy câu chuyện là những phân cảnh hồi ức, kế về quá khứ: Từ đêm trăng bên dòng Lam với mối tình của ông Nguyễn Sinh Sắc và bà Hoàng Thị Loan
Ấn tượng đêm công diễn vở sân khấu ''Nợ nước non'' - ảnh 6
Tới cảnh cả gia đình vui vẻ chào đón sự ra đời của cậu bé Nguyễn Sinh Cung giữa một mùa sen thơm ngát.
Ấn tượng đêm công diễn vở sân khấu ''Nợ nước non'' - ảnh 7
Các diễn viên đã cố gắng diễn tả một cách chân thực và dung dị cuộc sống của gia đình Nguyễn Sinh Cung.
Ấn tượng đêm công diễn vở sân khấu ''Nợ nước non'' - ảnh 8
Tiếng kêu xé lòng của cậu bé Nguyễn Sinh Cung khi mẹ là bà Hoàng Thị Loan qua đời.
Ấn tượng đêm công diễn vở sân khấu ''Nợ nước non'' - ảnh 9
Diễn xuất và cách dẫn chuyện đưa đẩy người xem tới nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau.
Ấn tượng đêm công diễn vở sân khấu ''Nợ nước non'' - ảnh 10
Xen lẫn với những phân cảnh hồi ức, quá khứ là những cảnh miêu tả cuộc sống xa hoa của "Hòn Ngọc Viễn Đông" - Sài Gòn, khi thì lấp lánh sắc màu nhung lụa.
Ấn tượng đêm công diễn vở sân khấu ''Nợ nước non'' - ảnh 11
Khi lại mờ ảo, dập dềnh.
Ấn tượng đêm công diễn vở sân khấu ''Nợ nước non'' - ảnh 12
Đằng sau cuộc sống xa hoa đó, là những người lao động bị áp bức, đòn roi nặng nề.
Ấn tượng đêm công diễn vở sân khấu ''Nợ nước non'' - ảnh 13
Hình ảnh chàng trai Nguyễn Tất Thành đứng đầu đoàn người đứng lên chống áp bức, dẫn dắt mọi người đấu tranh.
Ấn tượng đêm công diễn vở sân khấu ''Nợ nước non'' - ảnh 14
Tất cả đã trở thành động lực, thôi thúc Nguyễn Tất Thành nung nấu quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước.
Ấn tượng đêm công diễn vở sân khấu ''Nợ nước non'' - ảnh 15
Giây phút chia ly xúc động giữa Nguyễn Tất Thành và Lê Thị Huệ.
Ấn tượng đêm công diễn vở sân khấu ''Nợ nước non'' - ảnh 16
Trong phút cuối, còi tàu giục giã, Nguyễn Tất Thành đặt vào bàn tay Út Huệ một chiếc lược chải tóc. Chiếc lược này chính là kỷ vật của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc đã tặng vợ mình là bà Hoàng Thị Loan.
Ấn tượng đêm công diễn vở sân khấu ''Nợ nước non'' - ảnh 17
Hình ảnh chuyến đi của Nguyễn Tất Thành trên con tàu lớn khép lại phần đầu "Nợ nước non" của bộ sử thi nghệ thuật “Nước non vạn dặm”.
Ấn tượng đêm công diễn vở sân khấu ''Nợ nước non'' - ảnh 18
Vở diễn “Nợ nước non” khắc họa xúc động, sâu sắc hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh từ thuở thiếu thời cùng gia đình. Tác phẩm thể hiện rõ sự thay đổi, trưởng thành về nhận thức, lòng yêu nước, chí căm thù quân xâm lược, nung nấu quyết tâm tìm đường cứu nước của thanh niên Nguyễn Tất Thành./.

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu