Việt Nam coi trọng hợp tác Mekong-Lan Thương

Chia sẻ
(VOV5) - Phó Thủ tướng Việt Nam Phạm Bình Minh khẳng định Việt Nam hoan nghênh và đánh giá cao sáng kiến của Trung Quốc tổ chức Hội nghị cấp cao hợp tác Mekong-Lan Thương trong bối cảnh hiện nay, tiểu vùng Mekong đang đứng trước nhiều thách thức lớn cả về an ninh và phát triển, đặc biệt là những thách thức về suy thoái môi trường, nguồn nước, biến đổi khí hậu. 

(VOV5) - Trong phát biểu tại phiên khai mạc Hội nghị cấp cao hợp tác Mekong-Lan Thương sáng 23/3 tại thành phố Tam Á (Sanya), thuộc tỉnh Hải Nam (Hainan) của Trung Quốc, Phó Thủ tướng Việt Nam Phạm Bình Minh khẳng định Việt Nam hoan nghênh và đánh giá cao sáng kiến của Trung Quốc tổ chức Hội nghị cấp cao hợp tác Mekong-Lan Thương trong bối cảnh hiện nay, tiểu vùng Mekong đang đứng trước nhiều thách thức lớn cả về an ninh và phát triển, đặc biệt là những thách thức về suy thoái môi trường, nguồn nước, biến đổi khí hậu. 


Việt Nam coi trọng hợp tác Mekong-Lan Thương  - ảnh 1

Hội nghị Cấp cao Hợp tác Mekong - Lan Thương lần thứ nhất


Phó Thủ tướng nhấn mạnh trong tiến trình phát triển và hội nhập quốc tế, Việt Nam luôn coi trọng tăng cường hợp tác với các nước trong tiểu vùng Mekong. Việt Nam ủng hộ tăng cường hợp tác năng lực sản xuất giữa các nước Mekong-Lan Thương nhằm phát huy hiệu quả lợi thế và nâng cao năng lực cạnh tranh của các nước thành viên, thúc đẩy các chuỗi sản xuất kết nối các nền kinh tế trong tiểu vùng Mekong với nhau và với các đối tác khác. Việt Nam ủng hộ hợp tác nguồn nước là trọng tâm hàng đầu trong 5 lĩnh vực ưu tiên của Hợp tác Mekong-Lan Thương. Việt Nam nhất trí phối hợp với Trung Quốc xây dựng dự án chung về thành lập Trung tâm hợp tác nguồn nước Mekong-Lan Thương nhằm tăng cường chia sẻ thông tin, nâng cao năng lực trong việc quản lý bền vững tài nguyên nước sông Mekong. Việt Nam cũng sẵn sàng tăng cường hợp tác với các nước Mekong-Lan Thương thông qua đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới, nâng cao năng suất và hình thành các chuỗi giá trị nông nghiệp trong tiểu vùng nhằm hướng đến một nền nông nghiệp bền vững, có khả năng cạnh tranh và thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo đảm hài hòa an ninh lương thực và an ninh nguồn nước. 

Việt Nam cũng sẽ tăng cường hợp tác với các nước Mekong-Lan Thương trong tạo thuận lợi cho lưu chuyển thương mại, đầu tư và du lịch qua biên giới, nhất là trên các tuyến hành lang kinh tế tiểu vùng, thông qua đơn giản hóa và hài hòa hóa quy trình, thủ tục. Theo Phó Thủ tướng, Hợp tác Mekong-Lan Thương là một cơ chế hợp tác mở, không chỉ bổ khuyết cho các khuôn khổ hợp tác hiện có trong tiểu vùng Mekong, mà sẽ tạo nên nhiều “giá trị gia tăng” cho hợp tác giữa các nước Mekong-Lan Thương. Để tạo cộng hưởng và tác động lan toả, Hợp tác Mekong-Lan Thương cần phối hợp hài hòa với các cơ chế, khuôn khổ hợp tác khác, đặc biệt là Chương trình Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) và Ủy hội sông Mekong (MRC). 

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu