Tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016-2020: củng cố nội lực nền kinh tế, chủ động hội nhập quốc tế

Chia sẻ
(VOV5) -  Kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế 2016 - 2020 đưa ra 5 nội dung tái cơ cấu kinh tế trọng tâm, trong đó có phát triển mạnh khu vực kinh tế tư nhân trong nước và thu hút hợp lý đầu tư trực tiếp nước ngoài.
(VOV5) -  Kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế 2016 - 2020 đưa ra 5 nội dung tái cơ cấu kinh tế trọng tâm, trong đó có phát triển mạnh khu vực kinh tế tư nhân trong nước và thu hút hợp lý đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Trong khuôn khổ kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV, chiều 20/10, Bộ trưởng Bộ kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày kế hoạch của Chính phủ về tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016 – 2020. Việc tái cơ cấu nền kinh tế 5 năm tới nhằm thay đổi cơ cấu và trình độ của nền kinh tế, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý và năng động hơn, có năng lực cạnh tranh cao hơn, có tiềm năng tăng trưởng lớn hơn và đảm bảo tăng trưởng xanh, sạch, bền vững.


Tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016-2020: củng cố nội lực nền kinh tế, chủ động hội nhập quốc tế - ảnh 1
Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV sẽ quyết định nhiều vấn đề trọng đại của đất nước.

 
Trên cơ sở đó, kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế 2016 - 2020 đưa ra 5 nội dung tái cơ cấu kinh tế trọng tâm, trong đó có phát triển mạnh khu vực kinh tế tư nhân trong nước và thu hút hợp lý đầu tư trực tiếp nước ngoài; tái cơ cấu khu vực kinh tế nhà nước; tái cơ cấu thị trường tài chính; Hiện đại hóa công tác quy hoạch, cơ cấu ngành và vùng kinh tế theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, gắn với đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016-2020: củng cố nội lực nền kinh tế, chủ động hội nhập quốc tế - ảnh 2
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: tuoitre


Để thực hiện 5 nội dung tái cơ cấu trọng tâm nêu trên, Kế hoạch đề ra nhiều nhiệm vụ cụ thể, trong đó 10 nhiệm vụ có tính ưu tiên cao, cần được tập trung nguồn lực thực hiện. Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nêu rõ: “Cải thiện môi trường kinh doanh và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp tư nhân ở cả cấp Trung ương và địa phương; kiên quyết cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước một cách thực chất theo lộ trình và kế hoạch đã được phê duyệt;hoàn thiện thể chế quản lý đầu tư công; đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu; mở rộng quy mô, gia tăng số lượng và cải thiện chất lượng nhà đầu tư, các sản phẩm hàng hóa; nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu và thị trường bảo hiểm; bãi bỏ hoặc nới lỏng các quy định đang cản trở tập trung, tích tụ đất nông nghiệp, tiến tới hoàn thiện khuôn khổ pháp luật thúc đẩy thị trường đất đai hoạt động hiệu quả...”.

Dự kiến nguồn lực để thực hiện Kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016 – 2020 khoảng 10.567 nghìn tỷ đồng. Kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016 – 2020 sẽ được các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ ngày 22/10 tới.

 

Cũng trong chiều nay, Quốc hội nghe báo cáo kế hoạch tài chính 5 năm; báo cáo về mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công giai đoạn 2016-2020; kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 và các báo cáo thẩm tra những nội dung trên.

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu