Phát triển ngành công nghiệp ô tô đảm bảo yêu cầu nội địa hóa

Chia sẻ
(VOV5) -  Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài Chính và Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam xây dựng những chính sách, cơ chế nhằm triển khai Quy hoạch và Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035.

(VOV5) -  Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài Chính và Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam xây dựng những chính sách, cơ chế nhằm triển khai Quy hoạch và Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035. Theo đó, sẽ đảm bảo những nhu cầu nội địa hóa, yêu cầu của người tiêu dùng và thị trường, phù hợp với các cam kết hội nhập quốc tế. Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô và Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 đặt ra mục tiêu đảm bảo các yêu cầu về nội địa hóa, đồng thời đáp ứng được những yêu cầu của người tiêu dùng, của thị trường và phù hợp với những cam kết trong hội nhập quốc tế.


Phát triển ngành công nghiệp ô tô đảm bảo yêu cầu nội địa hóa - ảnh 1
Thứ trưởng Trần Tuấn Anh phát biểu tại Tọa đàm. Ảnh: baocongthuong.com.vn



Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết: “Chúng ta đang tiến tới tiếp tục phát triển ngành công nghiệp ô tô theo hướng đảm bảo những nhu cầu nội địa hóa đồng thời đảm bảo được yêu cầu của người tiêu dùng và thị trường, phù hợp với các cam kết hội nhập quốc tế của chúng ta. Để thực hiện chiến lược ô tô này cũng như quy hoạch mà chính phủ đã thông qua, Bộ Công thương đã phối hợp với Bộ Tài Chính cũng như các bộ, ngành liên quan, doanh nghiệp và Hiệp hội Vama tiếp tục xây dựng những chính sách, cơ chế cụ thể để triển khai quy hoạch trong thời gian tới. Cụ thể như thế nào liên quan đến thuế suất nhập khẩu cũng như các cơ chế ưu đãi hỗ trợ trong phát triển các ngành công nghiệp cơ khí, công nghiệp phụ trợ cũng như các ngành, các nhà đầu tư sản xuất trong lĩnh vực ô tô. Chúng tôi sẽ tiếp tục hoàn thiện trong thời gian tới”./.

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu