Nguyên Tổng Giám đốc WTO Pascal Lamy: Chú trọng bảo vệ người tiêu dùng trong đàm phán thương mại

Chia sẻ
(VOV5) - Chiều 11/8 tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI tổ chức tọa đàm giữa nguyên Tổng Giám đốc WTO Pascal Lamy với doanh nghiệp Việt Nam. 

(VOV5) - Chiều 11/8 tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI tổ chức tọa đàm giữa nguyên Tổng Giám đốc WTO Pascal Lamy với doanh nghiệp Việt Nam.


Tại buổi tọa đàm, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc cho biết kể từ thời điểm chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ngày 11/1/2007, nền kinh tế Việt Nam có những chuyển biến quan trọng với những thành tựu được ghi nhận rộng rãi. Nguyên Tổng Giám đốc WTO Pascal Lamy khẳng định WTO đánh giá cao Việt Nam trong việc thực thi nghiêm túc các cam kết cũng như nỗ lực tự do hóa thương mại.

Trao đổi về bản chất, xu thế của quá trình đàm phán kinh tế thương mại mới và tiến trình đàm phán thương mại quốc tế hiện nay, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến doanh nghiệp, nguyên Tổng Giám đốc WTO Pascal Lamy nhấn mạnh đến vấn đề giá trị gia tăng. Ông Pascal Lamy cho rằng xu hướng hiện nay của các hiệp định thương mại là hướng tới bảo vệ người tiêu dùng hơn là bảo vệ cho nhà sản xuất.

Nguyên Tổng Giám đốc WTO Pascal Lamy: Chú trọng bảo vệ người tiêu dùng trong đàm phán thương mại  - ảnh 1
Nguyên Tổng giám đốc WTO, ông Pascal Lamy


Liên quan đến vấn đề hài hòa hóa các tiêu chuẩn, quy định về chất lượng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, nguyên Tổng Giám đốc WTO Pascal Lamy cho rằng Việt Nam cần phải hài hòa hóa các quy định này để có thể bảo vệ người tiêu dùng trong lĩnh vực dịch vụ, tài chính, ngân hàng, kiểm tra chất lượng các mặt hàng lương thực, thực phẩm.

Chia sẻ về vấn đề gỡ bỏ những khác biệt trong quản lý quy định, quy chuẩn hài hòa hóa trong quan hệ thương mại đa phương, song phương hay khu vực, nguyên Tổng Giám đốc WTO Pascal Lamy cho rằng Việt Nam là thành viên của ASEAN, có khả năng, năng lực để tham gia vào quy trình hài hòa hóa các quy định của khu vực này. Vì thế Việt Nam phải tập trung đồng nhất các quy định, trên cơ sở đó, đề ra các biện pháp quản lý hành chính đạt tới trình độ khu vực và quốc tế.

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu