Năm 2021, doanh nghiệp dệt may nỗ lực vượt khó

Chia sẻ
(VOV5) - Một số ngành xuất khẩu như dêt may đã giữ được đà tăng trưởng và duy trì được nhịp độ sản xuất ngay từ tháng đầu năm.

 

Năm 2021 được dự báo tiếp tục là năm khó khăn của ngành dệt may do phụ thuộc vào tình hình dịch bệnh và nhiều đặc điểm mới của chuỗi cung ứng được thiết lập, song, ngành dệt may Việt Nam vẫn đặt mục tiêu xuất khẩu đạt 39 tỷ USD. 

Báo cáo tình hình sản xuất công nghiệp và thương mại của Bộ Công Thương trong tháng 1 năm 2021 ghi nhận, một số ngành xuất khẩu như dêt may đã giữ được đà tăng trưởng và duy trì được nhịp độ sản xuất ngay từ tháng đầu năm. 

Năm 2021, doanh nghiệp dệt may nỗ lực vượt khó - ảnh 1

Sản xuất hàng may mặc tại Xí nghiệp Sơ mi, Veston của Tổng Công ty May 10 tại Sài Đồng, Quận Long Biên, Hà Nội – một đơn vị của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex). Ảnh: Anh Tuấn/ TTXVN

Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho rằng, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh xây dựng thương hiệu Việt Nam, liên kết chuỗi cung ứng, chủ động ứng phó với tình hình mới:  Để đưa đến sự thành công, bền vững của ngành dệt may thì cơ chế, chính sách phải thực sự tạo thông thoáng, để làm sao đó một ngành công nghiệp dệt may phải là ngành có đóng góp cho nền kinh tế ổn định, đặc biệt giải quyết vấn đề công ăn việc làm cho xã hội. Tôi cho rằng, đó là điều kiện cần và đủ, để cho các doanh nghiệp có được một giải pháp phát triển bền vững, chương trình xanh hóa, liên kết chuỗi và phát triển bền vững.

Theo ông Vũ Đức Giang, các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) đã có hiệu lực từ tháng 8/2020 và Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) (được ký kết tháng 11/2020) cũng hy vọng tạo ra nhiều cơ hội cho ngành dệt may Việt Nam, hỗ trợ tích cực cho sản xuất kinh doanh.

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu