Kinh tế Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội và thách thức

Chia sẻ
(VOV5) - Các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới cho rằng Việt Nam cần thực thi những cải cách quan trọng và ưu tiên trong ngắn hạn để giải quyết những tồn tại sau khi thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng và kích thích tài khóa trong một thời gian dài.

(VOV5) - Sáng 6/10, Ngân hàng thế giới (WB) công bố Báo cáo Cập nhật kinh tế Khu vực Đông Á – Thái Bình Dương. Báo cáo dự đoán rằng tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2014 ở mức 5,4%, thấp hơn so với mục tiêu 5,8% mà Quốc hội đưa ra.

Kinh tế Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội và thách thức  - ảnh 1
Ông Sandeep Mahajan. Ảnh:thesaigontime.vn



Dự báo được đưa ra trên cơ sở nền kinh tế toàn cầu đang có dấu hiệu phục hồi nhưng tốc độ không đồng đều. Trong bối cảnh đó, tăng trưởng ở các nước đang phát triển trong Khu vực vốn năng động như Đông Á- Thái Bình Dương cũng giảm nhẹ dần từ 7,2% trong năm ngoái xuống còn 6,9% trong năm nay và năm sau.

Các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới cho rằng một số nước, trong đó có Việt Nam vẫn cần thực thi những cải cách quan trọng và ưu tiên trong ngắn hạn để giải quyết những tồn tại sau khi thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng và kích thích tài khóa trong một thời gian dài. Phó Chủ tịch phụ trách Khu vực Đông Á – Thái Bình Dương của Ngân hàng thế giới Axel van Trotsenburg cho rằng để duy trì tiềm năng tăng trưởng với tộc độ cao hơn và nhanh hơn so với các khu vực đang phát triển khác, các nhà hoạch định chính sách phải thực hiện chương trình cải cách nội địa, bao gồm việc loại bỏ các rào cản đối với đầu tư trong nước, nâng cao khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu và hợp lý hóa chi tiêu công. Ngoài ra, trong giai đoạn tiếp theo, Việt Nam cần tiếp tục tập trung vào lợi thế cạnh tranh của mình. Báo cáo cập nhật kinh tế Khu vực Đông Á – Thái Bình Dương chỉ ra rằng, Việt Nam có điều kiện phù hợp để tăng xuất khẩu trong thời gian tới và điều đó phản ánh mực độ hội nhập của nền kinh tế Việt Nam vào các chuỗi giá trị toàn cầu và khu vực./.

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu