Hội nghị Kinh tế Đối ngoại hướng tới phát triển bền vững, thịnh vượng

Chia sẻ
(VOV5) - Hội nghị năm nay là cơ hội tốt để Việt Nam truyền tải đến cộng đồng doanh nghiệp quốc tế thông điệp về quyết tâm của Việt Nam về đổi mới toàn diện đất nước, đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng.
(VOV5) - Hội nghị năm nay là cơ hội tốt để Việt Nam truyền tải đến cộng đồng doanh nghiệp quốc tế thông điệp về quyết tâm của Việt Nam về đổi mới toàn diện đất nước, đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng.

Hội nghị Kinh tế đối ngoại 2016 (Vietnam Summit 2016), do Bộ Ngoại giao Việt Nam và Tạp chí The Economist (Anh) phối hợp tổ chức với chủ đề “Ra khơi thuận buồm, xuôi gió” đã khai mạc sáng 3/11, tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trả lời báo chí về kết quả Hội nghị, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn  cho biết: Hội nghị Kinh tế đối ngoại năm 2016 thu hút sự tham dự của đông đảo các doanh nghiệp quốc tế và khu vực.

Hội nghị Kinh tế Đối ngoại hướng tới phát triển bền vững, thịnh vượng  - ảnh 1
Các doanh nghiệp trong nước và quốc tế giao lưu tại Hội nghị. Ảnh: Thanh Vũ-TTXVN


Hội nghị năm nay là cơ hội tốt để Việt Nam truyền tải đến cộng đồng doanh nghiệp quốc tế thông điệp về quyết tâm của Việt Nam về đổi mới toàn diện đất nước, đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng trong giai đoạn từ nay đến năm 2020. Bên cạnh đó, Hội nghị cũng là dịp để quảng bá hình ảnh đất nước, con người, tiềm năng, triển vọng phát triển và môi trường đầu tư của Việt Nam đến cộng đồng doanh nghiệp quốc tế, nhất là khi Việt Nam đang hội nhập quốc tế sâu rộng. Việc Việt Nam là điểm giao thoa của nhiều liên kết kinh tế khu vực như Cộng đồng Kinh tế ASEAN, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương và Hiệp định thương mại tự do (FTA) với Liên minh châu Âu, Liên minh Kinh tế Á-Âu... Dự kiến đến năm 2020, khi toàn bộ 16 FTA mà Việt Nam tham gia đi vào thực thi, Việt Nam sẽ nằm trong mạng lưới liên kết kinh tế rộng lớn với 59 đối tác, trong đó 5 nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, 15/20 nước thuộc Nhóm G20 và nhiều nền kinh tế mới nổi khác. Đây là một lợi thế rất lớn của Việt Nam mà các doanh nghiệp trong và ngoài nước đang rất quan tâm và kỳ vọng nhằm tranh thủ tối đa lợi ích của liên kinh tế này mang lại. 

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu