Diễn đàn Doanh nghiệp Đồng bằng Sông Cửu Long, Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội

Hải Phong/VOV- Đồng bằng Sông Cửu Long
Chia sẻ
(VOV5)- Việc liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp trong vùng với nhau và với TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội là vấn đề hết sức cần thiết.
(VOV5)- Hiện nay, toàn vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) có trên 51.000 doanh nghiệp hoạt động về nông sản, thủy sản và du lịch giải quyết hàng triệu việc làm cho người dân ĐBSCL.

Tuy nhiên, vấn đề khó khăn chung của doanh nghiệp hiện nay vẫn còn nhiều tồn tại mà đặc biệt là về vốn và năng lực quản lý của các công ty.

Tại Hội nghị diễn ra sáng nay, 26/11, các đại biểu cho rằng muốn tồn tại và phát triển, cùng các chính sách hỗ trợ của Chính phủ  và sự nỗ lực của các doanh nghiệp thì việc liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp trong vùng với nhau và với TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội là vấn đề hết sức cần thiết.


Diễn đàn Doanh nghiệp Đồng bằng Sông Cửu Long, Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội - ảnh 1
Ảnh: Phú Khởi/baodautu.vn


Chính vì vậy các đại biểu tại TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội nhận định doanh nghiệp vùng ĐBSCL cần đổi mới việc tự đánh giá khả năng cạnh tranh của mình; cơ cấu lại doanh nghiệp và tăng cường vai trò hợp tác liên kết trong kinh doanh. TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội sẵn sàng giúp đỡ các doanh nghiệp vùng ĐBSCL về kỹ năng quản lý thông qua các lớp tập huấn cũng như về đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho các doanh nghiệp khu vực này.

Về vấn đề liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân vùng ĐBSCL theo mô hình cánh đồng mẫu lớn  cũng được nhiều đại biểu  tại diễn đàn quan tâm. Ông Lê Minh Trường, Giám đốc Công ty Lương thực Sông Hậu, cho rằng yếu tố quan trọng quyết định đến việc thành công của mô hình này là chính quyền địa phương, bởi chỉ có địa phương là cầu nối giữa doanh nghiệp với người dân, xóa rào cản giúp doanh nghiệp: Chỉ có địa phương mới tổ chức vận động được nông dân sản xuất xây dựng những cánh đồng mẫu lớn từ đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp đến ký kết các hợp đồng bao tiêu. Đông thời phối hợp với các doanh nghiệp để tổ chức lực lượng vận chuyển khi vào mùa vụ vì nó quyết định chất lượng hàng hóa của doanh nghiệp mua.”

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu