Ban Kinh tế Trung ương làm việc với Ban chỉ đạo Tây Nguyên

Chia sẻ
(VOV5) - Sáng 19/8, tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắc Lắc, Ban Kinh tế Trung ương làm việc với Ban Chỉ đạo Tây Nguyên sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 26 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 10 về vấn đề nông nghiệp- nông dân- nông thôn tại các tỉnh Tây Nguyên. Theo đánh giá của Ban Kinh tế Trung ương, được sự đầu tư của Đảng, Nhà nước nên đời sống người dân trong khu vực Tây Nguyên ngày một phát triển.

(VOV5) - Sáng 19/8, tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắc Lắc, Ban Kinh tế Trung ương làm việc với Ban Chỉ đạo Tây Nguyên sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 26 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 10 về vấn đề nông nghiệp- nông dân- nông thôn tại các tỉnh Tây Nguyên. Theo đánh giá của Ban Kinh tế Trung ương, được sự đầu tư của Đảng, Nhà nước nên đời sống người dân trong khu vực Tây Nguyên ngày một phát triển.

Ban Kinh tế Trung ương làm việc với Ban chỉ đạo Tây Nguyên - ảnh 1
(Ảnh minh họa:TTXVN)



Tuy nhiên, để khu vực phát triển bền vững hơn nữa cần nâng cao nhận thức và trình độ khoa học kỹ thuật để phát triển sản xuất, ổn định đời sống lâu dài cho người dân vùng nông thôn. Vấn đề này cần sự vào cuộc của các cấp ngành để tìm ra giải pháp cụ thể, thiết thực. Ông Vương Đình Huệ, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, cho biết: “Quan trọng ở đây là mô hình nào để người ta làm chủ ruộng đất khi mà chúng ta đã giải quyết đất cho người nông dân. Như trong Nghị quyết của Bộ Chính trị đã nói: “ Tập trung giải quyết căn bản vấn đề đất đai, ưu tiên giải quyết đủ đất cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số, đảm bảo cho đồng bào làm chủ được mảnh đất của mình”. Như vậy là Nhà nước không sợ thiếu đất quá, hoặc không có đất để mà giải quyết. Nhưng mà giao rồi mà bà con lại nhượng đất, bán hết đất thì cuối cùng cái số mình giải quyết mới không bằng số phát sinh mới. Thế thì chẳng bao giờ giải quyết được hết.”

Sau 5 năm triển khai Nghị quyết số 26 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về vấn đề nông nghiệp- nông dân –nông thôn, kinh tế nông nghiệp trong vùng Tây Nguyên đã có những bước chuyển biến đáng kể. Giá trị sản xuất nông  nghiệp năm 2012 đạt gần 94 nghìn tỷ đồng, tăng 29% so với bốn năm trước đó; công tác xóa đói, giảm nghèo được đẩy mạnh. Cũng trong 5 năm qua, toàn vùng Tây Nguyên đã hỗ trợ và xây dựng được gần 43.500 căn nhà ở cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, gia đình chính sách; đào tạo nghề cho hơn 78 nghìn lao động và tạo việc làm mới cho gần 99 nghìn lao động mỗi năm…/.

Phạm Duy, VOV - Tây Nguyên

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu