277 doanh nghiệp đạt hạng từ AA đến AAA

Chia sẻ
Theo công bố “Top 1.000 doanh nghiệp Việt Nam có kết quả xếp hạng tín dụng tốt nhất năm 2012"của Trung tâm Thông tin tín dụng (CIC) của Ngân hàng Nhà nước, đã có 277 doanh nghiệp đạt hạng ưu (từ AA đến AAA) và 723 doanh nghiệp đạt hạng khá tốt (từ BB đến A).

 277 doanh nghiệp đạt hạng từ AA đến AAA

Ngoài ra, còn có 723 doanh nghiệp đạt hạng khá tốt (từ BB đến A).

Theo công bố “Top 1.000 doanh nghiệp Việt Nam có kết quả xếp hạng tín dụng tốt nhất năm 2012"của Trung tâm Thông tin tín dụng (CIC) của Ngân hàng Nhà nước, đã có 277 doanh nghiệp đạt hạng ưu (từ AA đến AAA) và 723 doanh nghiệp đạt hạng khá tốt (từ BB đến A).



Xếp hạng này được công bố ngày 21/9, tại Hà Nội, là cơ sở để các tổ chức tín dụng phát hiện sớm các khách hàng có dấu hiệu rủi ro. 

277 doanh nghiệp đạt hạng từ AA đến AAA  - ảnh 1
Kết quả xếp hạng giúp NH sàng lọc được khách hàng tốt để phục vụ việc ra quyết định cấp tín dụng.



Đây là hoạt động thường niên của CIC trong 4 năm qua nhằm công bố danh sách 1.000 doanh nghiệp ở 35 ngành nghề kinh tế và ở các quy mô trung bình và lớn, hoạt động kinh doanh hiệu quả với kết quả xếp hạng tín dụng từ khá trở lên, có quan hệ tốt với các tổ chức tín dụng.



Năm nay, một số ngành có tỷ trọng các doanh nghiệp được xếp hạng ưu (từ AA đến AAA) cao như: ngành sản xuất, chế biến lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá (15,52%); ngành thương mại (trừ thương mại công nghiệp nặng) (13,72%); ngành dệt, may mặc, da và các sản phẩm liên quan (6,86%); ngành sản xuất cao su và plastic (6,14%).



Số lượng doanh nghiệp mà CIC xếp hạng để trả lời các nhu cầu hỏi khoảng trên 20.000 doanh nghiệp hàng năm, gồm những doanh nghiệp lớn, mức độ tập trung đầu tư cao. “Chúng tôi mong muốn các tổ chức tín dụng tăng cường khai thác dịch vụ xếp hạng tín dụng này để phát hiện sớm các khách hàng có dấu hiệu rủi ro” - TS. Nguyễn Hữu Đương, Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin tín dụng (CIC) nhấn mạnh.

Theo đánh giá chung, do ảnh hưởng của tình hình kinh tế trong và ngoài nước, kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ở một số ngành như thuỷ sản, xây dựng, xi măng… bị ảnh hưởng lớn hơn các ngành còn lại.

TS. Nguyễn Đức Hưởng, Phó chủ tịch Hội đồng quản trị LienVietPostBank cho rằng, "Thông qua xếp hạng tín dụng của khách hàng, ngân hàng có thể đánh giá cơ bản về mức độ rủi ro của khách hàng, sàng lọc được khách hàng tốt để phục vụ việc ra quyết định cấp tín dụng. Đây cũng là cơ sở để ngân hàng có thể tập trung vào các đặc điểm riêng của khách hàng, để có biện pháp quản lý tín dụng hiệu quả”, ông Hưởng nhấn mạnh”. Bởi theo ông Hưởng hoạt động tín dụng chiếm 50 - 70% tổng thu nhập của ngân hàng, song cũng đối mặt với rất nhiều rủi ro.


Hiện tại, CIC là tổ chức công duy nhất tại Việt Nam công bố kết quả xếp hạng tín dụng doanh nghiệp./.


Theo Vũ Hạnh/VOV online

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu