Công nghệ số đã trở thành một một phần không thể thiếu trong cuộc sống, đặc biệt đối với thanh niên tại Việt Nam. Chuyển đổ số mang lại rất nhiều cơ hội cho người trẻ, giúp họ kết nối với thế giới và mở ra nhiều lựa chọn học tập trực tuyến. Tuy nhiên, trong môi trường số hóa đang tiềm ẩn không ít rủi ro, thách thức Và một trong những mối nguy hại đó là bạo lực về giới. Bạo lực về giới trên không gian mạng cũng nguy hại như môi trường thực và có thể tồn tại lâu dài. Vì thế, theo ông Matt Jackson, Trưởng đại diện Quỹ dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNFPA), điều quan trọng là người trẻ phải tìm hiểu thật kỹ về môi trường số, giáo dục bản thân, nhận diện rủi ro tiềm tàng, làm sao để bảo vệ mình tốt hơn trên môi trường đó.
Nghe âm thanh phỏng vấn tại đây:
PV: Với tư cách là Trưởng Đại diện Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) tại Việt Nam, theo ông, đâu là những lợi thế và thách thức của quá trình số hóa trong lĩnh vực sức khỏe tình dục và sinh sản, bình đẳng giới và trao quyền cho thanh thiếu niên?
Ông Matt Jackson: Quá trình số hóa và tiến bộ công nghệ mang đến những cơ hội to lớn cho những người trẻ tuổi trong lĩnh vực sức khỏe tình dục và sinh sản cũng như bình đẳng giới. Bạn có thể thấy có ngày càng nhiều những ứng dụng mới giúp mọi người kiểm soát, chăm sóc sức khỏe tình dục và sinh sản, giúp quản lý chu kỳ kinh nguyệt và theo một góc độ khác là tạo cơ hội cho những người trẻ tuổi giao lưu với và kết nối với các cộng đồng trên khắp đất nước và thế giới.
Ông Matt Jackson, Trưởng đại diễn Quỹ dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam. |
Nhưng chúng ta cũng biết rằng, với quá trình số hóa cũng đem lại ngày càng nhiều những mối nguy hay rủi ro, đặc biệt là đối với phụ nữ trẻ và các cộng đồng thiểu số như dân tộc thiểu số và cộng đồng LGBTQI+. Rủi ro bao gồm nguy cơ phải đối mặt với lạm dụng tình dục trực tuyến và quấy rối trực tuyến cũng như như doxing - đe dọa trực tuyến bằng cách sử dụng thông tin cá nhân, các phát ngôn hoặc thông tin bí mật và nhạy cảm để quấy rối, tống tiền hoặc các hành động đe dọa khác, theo dõi trực tuyến. Vì vậy, điều quan trọng là trong quá trình tiến bộ của công nghệ và quá trình số hóa, chúng cũng cần hướng tới việc giải quyết những rủi ro này để có thể bảo vệ mọi người trên không gian mạng bởi bạo lực trên không gian mạng cũng có hại như bạo lực trong thế giới thực.
Ông Matt Jackson tại Hội thảo "Đối thoại thanh niên Việt Nam". |
PV: Thưa ông, bạo lực trên cơ sở giới sử dụng công nghệ là gì? Nhóm nào dễ bị tổn thương nhất trước bạo lực trên cơ sở giới sử dụng công nghệ và tại sao?
Ông Matt Jackson: Bạo lực trên cơ sở giới sử dụng công nghệ cũng có hại như bạo lực thể xác trong thế giới thực. Các loại lực trên cơ sở giới sử dụng công nghệ bao gồm theo dõi trực tuyến và quấy rối trực tuyến, hoặc khi ai đó lấy thông tin cá nhân và địa chỉ của bạn để chia sẻ công khai trực tuyến.
Ngoài ra còn có lạm dụng hình ảnh, deep-fake (phương tiện tổng hợp được điều khiển bằng kỹ thuật số để thay thế chân dung của người này bằng chân dung của người khác) và AI được sử dụng để lấy hình ảnh của bạn và chỉnh sửa chúng hoặc tiết lộ hình ảnh và video của bạn trực tuyến cho những mục đích xấu như trả thù. Có nhiều loại lạm dụng trực tuyến khác nhau và chúng có thể ảnh hưởng đến nhiều người, nhưng chúng tôi ghi nhận rằng phụ nữ trẻ và các nhóm thiểu số dễ bị ảnh hưởng bởi những rủi ro này hơn và tác hại của chúng là rất nghiêm trọng.
Ông Matt Jackson tham gia giải chạy "Vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và em gái. Ảnh UNFPA |
PV: UNFPA tại Việt Nam dự kiến có những can thiệp và như thế nào để giải quyết vấn đề này đồng thời đảm bảo rằng tiếng nói của thanh thiếu niên được lắng nghe?Thưa ông.
Ông Matt Jackson: UNFPA đang nỗ lực cùng các đối tác và Chính phủ Việt Nam nâng cao nhận thức về bạo lực trên cơ sở giới sử dụng công nghệ. Chúng tôi đã hợp tác với các trường đại học, tổ chức các hội thảo và triển lãm. Chúng tôi có một chiến dịch tại Việt Nam mang tên “Mpower Her”, bao gồm các cuộc thảo luận nhóm nhân Ngày Quốc tế Phụ nữ và chúng tôi có một chiến dịch toàn cầu mang tên ‘bodyright’, là chiến dịch để những người trẻ tuổi yêu cầu chính phủ và các công ty công nghệ có những giải pháp để cho phép người dùng trực tuyến có quyền kiểm soát hình ảnh và cơ thể của họ trên không gian mạng, iống như chúng ta biết khái niệm ‘bản quyền’ trong âm nhạc hay văn học. Chúng tôi gọi chiến dịch là ‘bodyright’ - quyền cơ thể, hay nói cách khác là “Bản quyền đối với cơ thể” để hình ảnh mỗi chúng ta được bảo vệ giống như thơ ca hoặc âm nhạc trên không gian mạng.
Ảnh UNFPA |
Pv: Được biết,UNFPA hiện đang triển khai các chiến dịch “16 ngày hành động chấm dứt bạo lực trên cơ sở giới” và “Bodyright”. Những chiến dịch đó đã đóng góp như thế nào vào cuộc chiến chống lại bạo lực giới do công nghệ tạo ra ở Việt Nam?
Ông Matt Jackson: UNFPA đã tổ chức nhiều sự kiện và cung cấp nhiều tài liệu trực tuyến bao gồm các video dựa trên các kịch bản ngoài đời sống. Những video này là cơ hội để người trẻ xem, tham khảo và suy nghĩ về những hành động cần làm trong những tình huống thích hợp. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng làm nên những video để yêu cầu người xem cân nhắc họ sẽ đưa ra lời khuyên thế nào cho bạn bè, người thân trong những tình huống bạo lực trên cơ sở giới nhất định. Tất cả những nỗ lực này đều hướng tới việc cung cấp và nâng cao nhận thức của người xem về cách mỗi chúng ta có thể bảo vệ bản thân trên không gian mạng/trực tuyến. Bên cạnh bảo vệ bản thân mình, điều quan trọng là họ cũng biết cách bảo vệ những người xung quanh, bạn bè và gia đình mình.
Ông Matt Jackson và Nguyễn Tường Lâm, Bí thư T.Ư Đoàn, Phó chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tại Lễ khởi động Dự án hỗ trợ thanh niên gia đoạn 2021- 2030. Ảnh UNFPA cung cấp |
PV: Tuần này tại New York Mỹ diễn ra phiên họp Đại hội đồng Liên hợp quốc. Ông có suy nghĩ thế nào về việc Chủ tịch nước Việt Nam Tô Lâm tham dự phiên họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và theo ông những thách thức chính của vấn đề dân số tại Việt Nam hiện nay là gì?
Ông Matt Jackson: Thật tuyệt khi Việt Nam tích cực tham gia và đóng vai trò có ý nghĩa quan trọng như vậy tại Đại hội đồng Liên hợp quốc tuần này.Tôi rất vui khi biết được Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự phiên họp ấy.
Về vấn đề dân số tại Việt Nam, Việt Nam đang phải đứng trước với những cơ hội cũng như thách thức to lớn vào lúc này, đặc biệt là việc già hóa dân số một cách nhanh chóng, tuy nhiên Việt Nam lại có lực lượng lao động lại rất dồi dào. Điều quan trọng là phải Việt Nam cần đảm bảo chuẩn bị những chính sách ứng phó với tình trạng già hóa dân số nhanh chóng, xây dựng nền kinh tế chăm sóc sức khỏe nhằm hỗ trợ người cao tuổi tập trung vào nhu cầu và mong muốn của họ.
PV: Vâng, xin trân trọng cảm ơn Ông.