Để phát huy thế mạnh và tiềm năng, tỉnh Thái Nguyên thời gian qua đang đẩy mạnh triển khai các giải pháp, chính sách hỗ trợ nhằm đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng. Trong 3 quý đầu năm nay, lượng khách đến Thái Nguyên đạt gần 3 triệu lượt người, doanh thu ước đạt hơn 1.800 tỷ đồng.
Là nơi sinh sống của 51/54 dân tộc anh em, vùng đất “Đệ nhất danh trà” này đang chú trọng đa dạng hóa các loại hình du lịch, trong đó nổi bật nhất là du lịch cộng đồng nông nghiệp nông thôn gắn với văn hóa trà, du lịch lịch sử, du lịch về nguồn, du lịch sinh thái nghỉ dưỡng. PV Đài TNVN phỏng vấn ông Lê Ngọc Linh, Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao du lịch tỉnh Thái Nguyên nhân dịp tham gia chuyến (famtrip) khảo sát tiềm năng du lịch địa phương.
Nghe âm thanh tại đây:
PV: Thưa ông, không chỉ là nơi hội tụ vẻ đẹp tự nhiên và phong phú bản sắc văn hóa, tỉnh Thái Nguyên còn có hạ tầng giao thông kết nối các vùng miền rất thuận lợi. Xin ông cho biết một số thế mạnh trong phát triển du lịch của Thái Nguyên?
Ông Lê Ngọc Linh: Tỉnh Thái Nguyên có 51/54 dân tộc cùng sinh sống, trong đó có 8 dân tộc và số đông chủ yếu với 30% dân số trên địa bàn toàn tỉnh hiện nay. Cùng với đó, bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số rất đặc sắc và đa dạng. Tỉnh Thái Nguyên cũng đặc biệt quan tâm đến bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn toàn tỉnh.
Ông Lê Ngọc Linh, PGĐ Sở VH-DL-TT
tỉnh Thái Nguyên |
Một trong những nội dung là cụ thể hóa bảo tồn phát huy những bản sắc văn hóa mà chúng tôi xác định, đó là việc tổ chức triển khai gắn với phát triển du lịch. Hiện nay tỉnh Thái Nguyên đang triển khai 4 dòng sản phẩm du lịch, trong đó là có dòng sản phẩm du lịch đồng gắn với phát huy bản sắc văn hóa của vùng đồng bào dân tộc, đặc biệt ở vùng miền núi. Chúng tôi mong muốn rằng, thông qua việc tổ chức các đoàn khảo sát famtrip, đến những điểm đến du lịch của vùng đồng bào dân tộc thiểu số sẽ đóng góp để triển khai, tổ chức hiệu quả những hoạt động du lịch ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Thông qua đó hỗ trợ giúp đỡ bà con có những cái thay đổi về tư duy, cách nhìn nhận, cách làm du lịch gắn với bảo tồn văn hóa. Mục tiêu là nâng cao về đời sống vật chất, tinh thần và góp phần bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số tại Thái Nguyên.
PV: Thái Nguyên được gọi là “Vùng đất đệ nhất danh trà” với những sản phẩm nổi tiếng như trà Tân Cương, trà Khe Cốc, trà La Bằng, trà Trại Cài...Thái Nguyên đã tận dụng lợi thế về văn hóa trà này như thế nào để gắn với phát triển du lịch, đặc biệt ở vùng các dân tộc thiểu số thưa ông?
Ông Lê Ngọc Linh: Thái Nguyên có lợi thế rất lớn và riêng có. Đó là nơi sản xuất trồng và chế biến chè, có diện tích, sản lượng chế biến chè có thể nói là, đứng thứ nhất cả nước. Thời gian qua, chúng tôi đặc biệt coi trọng việc phát huy giá trị gia tăng của cây chè trong hỗ trợ phát triển du lịch, cũng như là bảo tồn văn hóa. Việc đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến du lịch, chúng tôi cũng chú trọng việc gắn với tuyên truyền quảng bá văn hóa trà tại các vùng trẻ trồng trà trên địa bàn tán tỉnh. Thông qua đó, giới thiệu các sản phẩm về trà của Thái Nguyên, cùng các sản phẩm trà đạt sản tiêu chuẩn OCOP tiêu biểu của tỉnh Thái Nguyên, qua đó để làm gia tăng các giá trị cho các sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh.
Vẻ đẹp của những đồi chè, nơi trải nghiệm yêu thích của khách du lịch.
Ảnh: Tuấn Anh |
Với những điều kiện bản sắc được coi là tài nguyên cho du lịch văn hóa bản địa thì có nhiều, tuy nhiên hiện nay chúng tôi cũng đang phối hợp với các địa phương để triển khai bước đầu, cho phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa của các vùng đồng bằng dân tộc thiểu số.
Tuy nhiên, chúng tôi, cũng tranh thủ được những lợi thế là các điểm đến du lịch của tỉnh Thái Nguyên thời gian qua, đặc biệt là du lịch cộng đồng ở các địa phương khác, cũng tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả. Đến giờ những điểm hoạt động rất hiệu quả, khi chúng tôi có thêm những kinh nghiệm. Cùng với đó, chúng tôi cũng để cho bà con đi học tập kinh nghiệm trong và ngoại tỉnh, để từng bước triển khai thực hiện hiệu quả. Mong rằng, với những tài nguyên về du lịch, tài nguyên về văn hóa như vậy, cùng với sự định hướng chỉ đạo của tỉnh, sự vào cuộc hỗ trợ của các ngành, đặc biệt là các công ty lữ hành du lịch, cơ quan báo chí, thời gian tới các điểm đến tại về du lịch cộng đồng bảo tồn văn hóa tại các địa phương trên địa bàn Thái Nguyên sẽ được triển khai tổ chức hiệu quả.
Đoàn khảo sát tiềm năng du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi
ở Thái Nguyên. |
PV: Thưa ông, bên cạnh thuận lợi trong phát triển du lịch, Thái Nguyên đang gặp phải những khó khăn nào mà tỉnh đang phải tập trung giải quyết?
Ông Lê Ngọc Linh: Bên cạnh những thuận lợi về tài nguyên cho du lịch trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số của Thái Nguyên, ví như đa dạng văn hóa trong đồng bào dân tộc, cũng còn nhiều những khó khăn tại thời hiện nay để phát triển du lịch. Đơn cử như việc nhận thức việc làm du lịch tại vùng đồng bào, dân tộc thiểu số thì có những khó khăn chưa đồng đều. Thứ hai là tư duy làm du lịch cũng cần phải có sự thay đổi. Thứ ba là đầu tư cho làm du lịch phát huy cái tài nguyên sẵn có, cũng như là cái phát huy những cái giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số.
Một điểm du lịch sinh thái được yêu thích ở Thái Nguyên |
Tuy nhiên thì cũng phải có những cái cơ chế chính sách, cũng như phải có những nguồn lực xã hội hóa.Đó là những khó khăn trong tổ chức triển khai, thực hiện. Chúng tôi cũng đang tích cực tham mưu để tỉnh có chính sách, nghị quyết hỗ trợ phát triển 5 điểm du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Tất cả đều hướng vào những địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đấy cũng là một trong những giải pháp. Tuy nhiên, cũng còn nhiều những khó khăn, đặc biệt là việc thay đổi nhận thức làm du lịch trong cộng đồng bà con các dân tộc thiểu số.
Du khách chụp ảnh lưu niệm với người dân tộc Sán Chay. |
PV: Với sự đa dạng hội tụ bản sắc văn hóa dân tộc của 51/54 dân tộc anh em, Thái Nguyên làm gì để có hướng đến nhiều hơn các dòng khách đặc biệt là du khách quốc tế, thưa ông?
Ông Lê Ngọc Linh: Chúng tôi xác định là thu hút khách du lịch đến với Thái Nguyên phải đẩy nhanh đồng bộ các hoạt động văn hóa thể thao và du lịch, chứ không riêng những sản phẩm du lịch đơn thuần. Thông qua đó, thông qua tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao trong nước và khu vực để thu hút khách du lịch đến với Thái Nguyên. Cùng với đó, đẩy mạnh hoạt động truyền thông đến đối tượng khách quốc tế, và tăng cường phối hợp với các công ty lữ hành quốc tế để giới thiệu quảng bá.
Vẻ đẹp của phụ nữ dân tộc Dao quần Chẹt. |
Bên cạnh đó là phối hợp với các sở ngành địa phương để tăng cường tuyên truyền quảng bá xúc tiến du lịch ở nước ngoài. Một dòng khách khác nước nữa mà Thái Nguyên hướng đến là các chuyên gia đang làm việc tại công ty nước ngoài ở tỉnh Thái Nguyên.
Tại vùng chè thuộc Hợp tác xã chè Khe Cốc, Định Hóa, Thái Nguyên |
Đó cũng là một lượng khách mà chúng tôi cũng đang hướng đến, cùng với đó là một số những sản phẩm du lịch chất lượng cao cũng đang được tỉnh đầu tư. Ví dụ như sân golf, đấy cũng là một trong những sản phẩm du lịch để chúng tôi hướng đến để phục vụ các dòng cách du lịch quốc tế. Ngoài ra chúng tôi cũng có các hoạt động xúc tiến, hội chợ quốc tế và tăng cường giao lưu địa phương với nhiều nước.
PV: Vâng, xin trân trọng cảm ơn Ông