Ông Đoàn Minh Châu: Giáo dục cho thế hệ trẻ về tình hữu nghị Việt - Lào

Tú Anh
Chia sẻ
(VOV5) - Hội hữu nghị Việt Nam – Lào  là nơi quy tụ của những cựu chiến binh đã từng làm việc tại Lào, những kiều bào ở Lào đã hồi hương về nước. Hội có rất nhiều hoạt động liên hệ chặt chẽ với kiều bào tại hai nước nhằm phát huy truyền thống tình đoàn kết gắn bó keo sơn giữa hai dân tộc Việt Nam – Lào. 

(VOV5) - Hội hữu nghị Việt Nam – Lào  là nơi quy tụ của những cựu chiến binh đã từng làm việc tại Lào, những kiều bào ở Lào đã hồi hương về nước. Hội có rất nhiều hoạt động liên hệ chặt chẽ với kiều bào tại hai nước nhằm phát huy truyền thống tình đoàn kết gắn bó keo sơn giữa hai dân tộc Việt Nam – Lào. 


Phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam đã có buổi phỏng vấn ông Đoàn Minh Châu, Phó chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam – Lào TW, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam Lào TP. Hà Nội về hoạt động của Hội trong thời gian qua. 



Ông Đoàn Minh Châu: Giáo dục cho thế hệ trẻ về tình hữu nghị Việt - Lào  - ảnh 1
Ông Đoàn Minh Châu - Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Lào thành phố Hà Nội

Nghe âm thanh phỏng vấn tại đây:


Phóng viên: Thưa ông, xin ông điểm những nét chính trong hoạt động của Hội hữu nghị Việt Nam – Lào, và hiệu quả mang lại trong thời gian qua?

Ông Đoàn Minh Châu: Hệ thống hội hữu nghị Việt Nam – Lào chúng tôi, riêng Hà Nội thành lập năm 1984, hoạt động của nó chủ yếu là làm công tác đối ngoại nhân dân. Quan trọng hơn cả với hoạt động của hội hữu nghị Việt Nam Lào là giáo dục cho thế hệ trẻ truyền thống đặc biệt tình hữu nghị giữa hai dân tộc Việt Nam Lào. Trong tất cả hoạt động của chúng tôi tập trung vào những hoạt động mở rộng chi hội hữu nghị. Riêng Hà Nội hiện nay có trên 40 chi hội, có hàng vạn hội viên. Một phần lớn là quân tình nguyện Việt Nam chiến đấu tại Lào, còn lại là thanh niên, học sinh sinh viên, và mảng chúng tôi quan tâm nhất là giáo dục thế hệ trẻ của thủ đô sẽ thấm nhuần tình hữu nghị đặc biệt của hai dân tộc. Đây cũng là nỗi trăn trở của lãnh đạo cao nhất của hai nước. Với Hà Nội có một đặc thù rất lớn là có đến vài nghìn sinh viên Lào học tập tại thủ đô. Đây cũng là điều kiện để chúng tôi tổ chức CLB sinh viên Việt Nam – Lào để cho các bạn trau dồi thêm ngôn ngữ Việt Nam, cũng đồng thời cho thế hệ trẻ hai nước tìm hiểu, để vun dầy hơn nữa tình đoàn kết giữa hai nước mà cha ông ta đã dầy công vun đắp.

Phóng viên: Như ông đã đề cập, mảng chính trong hoạt động Hội  là giáo dục thế hệ thanh niên về tình hữu nghị, đoàn kết giữa hai dân tộc. Vậy trong thời gian qua, Hội hữu nghị Việt – Lào thành phố Hà Nội cụ thể đã có những hoạt thiết thực như thế nào?

Ông Đoàn Minh Châu: Hiện nay chúng tôi phối hợp chặt chẽ với CHDCND Lào tại thủ đô, sẽ lấy thêm những thông tin về tình hình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị của đất nước Lào, nhân vào đấy sẽ làm những văn bản truyền tải xuống cho các chi hội. Từ văn bản này cũng sẽ trao đổi với các hội viên về đất nước Lào hiện nay. Đấy là một mặt, còn một mặt nữa, đối với sinh viên Lào đang học tập tại thủ đô, với hàng ngàn các bạn, chúng tôi đang làm một mô hình rất tốt, tức là gia đình quân tình nguyện Việt Nam, hội hữu nghị Việt Nam – Lào đón sinh viên Lào về cùng ăn, cùng ở tại gia đình vào thứ 7, chủ nhật, ngày lễ, ngày tết. Đây là điều kiện hết sức tuyệt vời, theo như bạn Lào đánh giá, giáo dục ngay trong gia đình, gọi người Việt Nam là cha là mẹ, cùng ăn cùng ở cùng tham gia sinh hoạt. Các bạn nâng được vốn tiếng Việt lên rất nhanh, để đáp ứng được tình hình học tập hiện nay. Tinh thần này Trung ương Hội đã triển khai nhưng Hội Hà Nội đã làm được 5,6 năm nay rồi. Và hiệu quả rất tốt. Đặc biệt là những gia đình quân nhân đã từng tham gia chiến đấu ở Lào rất phấn khởi, đón 1 em, 2 em, có gia đình tình nguyện đón 3 em thứ 7 vào, cùng sinh hoạt với con cái trong gia đình. Cùng ăn uống, cùng làm cơm, những món cơm Việt Nam, văn hóa Việt Nam để các bạn hiểu. Đây sẽ là nền tảng tốt nhất đối với sinh viên Lào, hành trang tốt nhất ngoài kiến thức các bạn học được của Việt Nam, các bạn còn học được văn hóa Việt Nam. Các bạn còn yêu Việt Nam, có cha mẹ nuôi ở Việt Nam. Đấy là những nòng cốt rất tốt cho các bạn sau này củng cố thêm tình hữu nghị đặc biệt này.

Phóng viên: Năm 2017, Việt Nam và Lào sẽ cùng nhau kỷ niệm 40 năm ngày ký hiệp ước hữu nghị và hợp tác (18/7/1977 – 18/7/2017) và 55 ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Lào (5/9/1962 – 5/9/2017), Hội hữu nghị Việt – Lào của TW và thành phố Hà Nội đã có những chuẩn bị gì cho sự kiện trọng đại này?

Ông Đoàn Minh Châu: Năm 2017, hai nước chứ không chỉ Việt Nam, chúng ta đều long trọng tổ chức kỷ niệm 40 năm ngày ký quan hệ hợp tác toàn diện, và 55 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao. Đây là sự kiện rất tốt để hai nước củng cố tình hữu nghị đặc biệt này. Đông thời hội hữu nghị Việt Nam – Lào Hà nội chúng tôi đã phối hợp với hội hữu nghị Việt Nam – Lào thành phố Viên Chăn sẽ tổ chức rất nhiều hoạt động tại thủ đô hai nước. Với Hà Nội chúng tôi sẽ tập trung vào những hoạt động rất lớn, như tổ chức các hoạt động giao lưu ca nhạc, tổ chức các sự kiện cho sinh viên của Lào, cho cán bộ, nhân viên, đại sứ quán Lào, và những người Lào đang học tập công tác tại Việt Nam, tham gia các hoạt động để tiến tới kỷ niệm lớn.

Với tư cách là phó chủ tịch Trung ương Hội, hiện nay Trung ương Hội cũng đã có một chương trình hết sức cụ thể để kỷ niệm hai ngày truyền thống này. Theo tôi biết có cầu truyền hình tại những nghĩa trang lớn như nghĩa trang đường 9. Các di tích lịch sử của Cách mạng Lào trên đất nước Việt Nam, sẽ nối cầu truyền hình để tổ chức giáo dục truyền thống. Về phía nước bạn, cuối năm nay Trung ương Hội cũng sẽ gặp gỡ bàn bạc nước bạn cuối năm nay để bàn bạc trao đổi. Chúng tôi đang bàn, 55 người hay là 550 người Việt Nam tham gia biên giới nhân dân hai nước Việt Nam – Lào. Hiện nay sắp tới các bạn sẽ biết sâu vấn đề này, giao lưu này là giao lưu hết sức thiết thực, sẽ có những nhân chứng lịch sử từ phía bạn, nhân chứng lịch sử Việt Nam sẽ nói lên những tình cảm trong suốt 55 năm qua.

Phóng viên: Vâng xin chân thành cảm ơn ông!

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu