Kiều bào yên tâm về chủ quyền biển đảo quê hương

Hoàng Hướng
Chia sẻ
(VOV5) - Hội người Hà Nội tại Cộng hòa Liên Bang Đức thời gian qua đã có nhiều hoạt động hướng về biển đảo quê hương. Mới đây, Hội cử đại biểu đi thăm, động viên cán bộ chiến sĩ và người dân đang sinh sống và làm nhiệm vụ trên quần đảo Trường Sa. Phóng viên Đài Tiếng nói Việt nam phỏng vấn ông Nguyễn Khắc Hùng, Chủ tịch Hội người Hà Nội tại Cộng hòa Liên bang Đức, Trưởng ban điều hành Cuộc vận động quyên góp vì biển đảo quê hương.  
(VOV5) - Hội người Hà Nội tại Cộng hòa Liên Bang Đức thời gian qua đã có nhiều hoạt động hướng về biển đảo quê hương. Mới đây, Hội cử đại biểu đi thăm, động viên cán bộ chiến sĩ và người dân đang sinh sống và làm nhiệm vụ trên quần đảo Trường Sa. Phóng viên Đài Tiếng nói Việt nam phỏng vấn ông Nguyễn Khắc Hùng, Chủ tịch Hội người Hà Nội tại Cộng hòa Liên bang Đức, Trưởng ban điều hành Cuộc vận động quyên góp vì biển đảo quê hương.  


Kiều bào yên tâm về chủ quyền biển đảo quê hương - ảnh 1

Ông Nguyễn Khắc Hùng trả lời phỏng vấn phóng viên VOV5. Ảnh: Hoàng Lan Anh


Nghe nội dung phỏng vấn tại đây:




Phóng viên (PV): Thưa ông, Hội người Hà Nội tại Cộng hòa liên bang Đức cũng như Ban điều hành Cuộc vận động quyên góp về biển đảo quê hương đã có chương trình gì hướng về biển đảo trong thời gian vừa qua?

Ông Nguyễn Khắc Hùng (Ô NKH): Thời gian vừa qua, tôi với tư cách là trưởng ban điều hành Cuộc vận động quyên góp vì biển đảo quê hương nhận thấy không chỉ bà con người Hà Nội mà cộng đồng người Việt Nam tại Cộng hòa Liên bang Đức rất nhiệt tình ủng hộ. Ban đầu, mặc dù cuộc vận động được tổ chức ở Trung tâm thương mại Đồng Xuân, không chỉ của bà con người Hà Nội, bà con Berlin mà cả cộng đồng người Việt ở toàn thể Cộng hòa Liên bang Đức ở những vùng lớn như thành phố Leipzig , Dresden, cả người Việt ở những vùng sâu, vùng xa, nơi mà chỉ có khoảng mươi hộ nhưng bà con vẫn tổ chức những cuộc quyên góp, mang số tiền quyên góp được lên tận Berlin trao cho hội. Trước đó, ngay khi giàn khoan HD 981 xâm phạm thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của nước ta, cộng đồng người Việt ở Đức đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình ở khắp các thành phố, có những cuộc thu hút tới 7000 người tham dự để xua đuổi giàn khoan này ra khỏi vùng lãnh hải Việt Nam. Đứng giữa cuộc biểu tình đó mới thấy hết được tấm lòng của kiều ta với đất nước.

Kiều bào yên tâm về chủ quyền biển đảo quê hương - ảnh 2

PV: Ông có thể cho biết kết quả của cuộc vận động này được thể hiện cụ thể như thế nào?

Ô NKH: Chỉ tính riêng cuộc vận động ở Trung tâm thương mại Đồng Xuân ở Béc–lin đã quyên góp hơn 110 000 EU. Ngoài ra, các cuộc vận động khác, như một đêm ca nhạc ở Frankfurt có ca sĩ Ngọc Sơn trong nước sang biểu diễn, đã quyên góp được hơn 50 000 EU. Tổng số tiền quyên góp được trong dịp này khoảng trên 200 000 EU. Sau rất nhiều lần thảo luận, tham kiến ý kiến Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài và Bộ tư lệnh Hải Quân với nhiều ý kiến tư vấn ban đầu như xây nhà khách, xây bể nước ngầm cho bốn đảo nổi thuộc quần đảo Trường Sa, cũng có ý kiến mua máy lọc nước biển ra nước ngọt với giá khoảng 7500 EU một chiếc, nhưng cuối cùng, theo đề nghị của Bộ tư lệnh Hải quân là đóng xuồng chủ quyền và ngày 20/5 đã bàn giao xuồng cho Bộ tư lệnh Hải quân tại Hải Phòng.

PV: Qua chuyến đi tìm hiểu thực tế ở Trường Sa vừa rồi, ông có thể về thông tin cho kiều bào tại CHLB Đức những phát hiện gì ở đây?

Ô NKH: Thực tế nhất mà tôi cảm nhận được và tôi sẽ về thông tin với bà con ở bên Đức là chúng ta có thể yên tâm rằng chủ quyền biển đảo của Việt Nam hiện đang được giữ một cách rất nghiêm cẩn. Tôi thấy từ chiến sĩ đến người dân sống ở trên đảo rất lạc quan, rất tin tưởng, sẵn sàng hy sinh và đối đầu với khó khăn. Đây là nguồn động viên rất lớn để bà con yên tâm về chủ quyền biển đảo quê hương.


Kiều bào yên tâm về chủ quyền biển đảo quê hương - ảnh 3

Đoàn đại biểu kiều bào tại Đức chạy thử xuồng CQ - 01 trên sông Cấm

PV: Từ thực tế Trường sa đem lại những ý tưởng gì trong các cuộc vận động vì biển đảo quê hương ở nước ngoài?

Ô NKH: Tất nhiên là như thế. Ngay cả đối với xuồng chủ quyền, ban đầu, ngay cả ban thân tôi, dù là trưởng ban điều hành nhưng vẫn băn khoăn tự hỏi rằng không biết xuồng chủ quyền có cần thiết không? Vì rằng, mình không có thực tế vì thấy xuồng chủ quyền quá bé, lại chỉ chở được mươi người thôi mà chỉ có nhiệm vụ tuần tra, rồi xua đuổi tàu nước ngoài. Người Việt bên Đức ban đầu rất băn khoăn về điều đó. Nhưng khi ra ngoài đảo rồi, nghe các chiến sĩ ở đây nói chuyện rằng, nếu thấy tàu nước ngoài xuất hiện, ngay cả tàu cá nước ngoài, nếu dùng loa phát từ trong đảo cảnh báo thì người ta không sợ. Nhưng có xuồng cao tốc, mình ra tận nơi, phát loa tận nơi thì bao giờ tàu nước ngoài cũng bỏ chạy. Nên tôi thấy rằng quà bằng xuồng chủ quyền cũng rất hữu hiệu đối với lực lượng hải quân ở trên đảo, đáp ứng được nguyện vọng của cán bộ, chiến sĩ ngoài đảo xa. Còn nếu tôi không ra tới Trường Sa thì bản thân tôi cũng băn khoăn. Hơn nữa, sau chuyến đi này, tôi nghĩ, không chỉ ở phạm vi nước Đức, mà người Việt ở trên toàn thế giới thông qua Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài và Bộ Tư lệnh Hải quân để khi tiếp nhận nguồn đóng góp của kiều bào nên đầu tư vào những hạng mục, dự án cụ thể nhằm ghi dấu ấn của cộng đồng xa quê với đất nước, quê hương.

PV: Vâng, xin cảm ơn ông.

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu