CPTPP tăng cạnh tranh trên thị trường lao động quốc tế

Kim Lan
Chia sẻ
(VOV5) - Một trong những vấn đề được quan tâm đó là việc làm, thị trường lao động và quan hệ lao động khi Hiệp định chính thức có hiệu lực vào cuối năm nay. 

Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV sẽ biểu quyết thông qua phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và các văn kiện liên quan. Một trong những vấn đề được quan tâm đó là việc làm, thị trường lao động và quan hệ lao động khi Hiệp định chính thức có hiệu lực vào cuối năm nay. Về nội dung này, Phóng viên đài TNVN phỏng vấn PGS-TS Lê Quân, đại biểu Quốc hội, thứ trưởng Bộ Lao động thương binh và xã hội

Nghe âm thanh tại đây:

PV: Thưa ông, Quốc hội đã thảo luận và sẽ biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP. Ông đánh giá như thế nào về những tác động tích cực đối với thị trường lao động?

Ông Lê Quân: Khi mà chung ta tham gia CPTPP thì  lĩnh vực lao động chiu tác động rất nhiều vì trong Hiệp định, chương 19 có 15 điều quy định về vấn đề lao động. Về mặt tích cực,  khi chúng ta hôi nhập, kim ngạch xuất khẩu tăng, thị trường rộng mở, GDP hiệu ứng tăng trưởng tốt thì việc làm được tạo ra. Trong rất nhiều lĩnh vực liên quan tới vấn đề xuất khẩu thì cũng sẽ có sự gia tăng về vấn đề nhân lực, việc làm cho người dân. Đặc biệt, trong xu hướng các thị trường các quốc gia tương đối khó tính và đòi hỏi chúng ta phải có những hàng hóa xuất khẩu có chất lượng. Theo đánh giá của chúng tôi, hàng năm, sẽ có những việc làm thêm với mức 20 đến 30 ngàn lao động và điều quan trọng hơn cả là giúp chúng ta thay đổi cơ cấu nhân lực trong một số lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp, công nghệ cao, cũng như một số lĩnh vực giúp chúng ta đẩy nhanh việc tăng năng suất lao động.

CPTPP tăng cạnh tranh trên thị trường lao động quốc tế - ảnh 1

Đại biểu Quốc hội Lê Quân. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

PV: Vâng, và đi kèm với những tác động tích cực thì cũng sẽ nảy sinh nhiều những bất cập và chắc chắn là chúng ta phải có những điều chỉnh về hệ thống pháp luật đối với thị trường lao động cho phù hợp?

Ông Lê Quân: Hiện nay, tham gia vào CPTPP thì theo rà soát, chúng ta thấy rằng là, chúng ta có những điều khoản về Hội nhập chúng ta phải điều chỉnh. Ví dụ trong 8 công ước quốc tế của Tổ chức Lao động quốc tế, chúng ta đã tham gia 5. Sắp tới, chúng ta cũng sẽ rà soát để có điều chỉnh về công ước về quyền tham gia lập hội, quyền liên kết của người lao động. Như vây khi tham gia CPTPP, chúng ta phải đảm bảo quyền liên kết cuả người lao động và quyền thương lượng. Như thế là người lao động có thể thành lập các tổ chức đại diện của mình tại doanh nghiệp và trong doanh nghiệp. Chúng ta cũng phải chú trọng sửa đổi hệ thống pháp luật của chúng ta để đảm bảo rằng là khai thác mặt tích cực, đảm bảo quyền lợi của người lao động tốt hơn, đảm bảo quyền thương lượng và lợi ích của người lao động tốt hơn, cũng đảm bảo an ninh trật tự và tránh những cái lợi dụng, tránh những cái mà chúng ta thấy rằng là có tính chất chính trị nhiều hơn là công đoàn.

PV: Sau khi ký kết và Hiệp định chính thức có hiệu lực thì chúng ta cần phải quan tâm tới nguồn nhân lực, cơ cấu nhân lực hay nói cách khác là kỹ năng của người lao động cần phải được nâng lên đúng không, thưa ông?

Ông Lê Quân: Thực ra khi chúng ta ký kết CPTPP thì phải đảm bảo hệ thống pháp luật của chúng ta tương thích với thông lệ quốc tế nhiều hơn. Tuy nhiên, đến nay, 8 công ước quốc tế mà tổ chức quốc tế đưa ra thì chúng ta đã tham gia 5 rồi và  theo rà soát của Bộ lao động thương binh và xã hội thì chúng ta có 7 công ước là tương thích. Chúng ta còn những công ước liên quan tới và trẻ em và lao dộng cưỡng bức thì cũng khá là phù hợp, chỉ còn một điều ước mà chúng tham gia lần này phải có lưu ý. Còn về phía lao động và thị trường lao động hiện nay với các quốc gia tham gia CPTPP thì có 7 quốc gia tham gia Hiệp định thương mại rồi nên  sự  thay đổi quá mạnh và quá lớn cũng không phải là nhiều. Chủ yếu là giúp chúng ta đẩy mạnh xuất khẩu nhiều hơn đến nhưng nhóm ngành mà xuất khẩu tới nhưng quốc gia lớn như  Canada, Australia, Mehico … với những thế mạnh của chúng ta về các ngành thì chúng ta tiếp tục đẩy mạnh nông nghiệp công nghệ cao, dệt may, da giày, điện tử, đấy là những mặt hàng chịu tác động, nhưng việc làm tạo ra cũng không quá nhiều so với trước đây. Tuy nhiên là chúng tôi vẫn đánh giá Canada, Australia là những thị trương khó tính là thị trường mà khi các doanh nghiệp của chúng ta bước chân vào đó, chúng ta cũng phải có những chuyển đổi, đáp ứng những tiêu chuẩn cao cuả họ. Chất lượng nguồn nhân lực hiện nay thì phụ thuộc vào nhiều của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 khi mà chúng ta phụ thuộc nhiều vào ứng dụng cơ cấu sản phẩm sản xuất. Còn hiệp định này chủ yếu liên quan tới lĩnh vực lao động thì đòi hỏi chúng ta phải thay đổi rất nhiều trong điều chỉnh vấn đề  lao động, thương lượng và quyền liên kết của người lao động . Điều này đòi hỏi chúng ta phải có những thay đổi về mặt luật pháp và thực tiễn để phù hợp với thông lệ quốc tế và quy định chung mà chúng ta cam kết.

PV: Xin cảm ơn ông.

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu