Cô dâu Việt chia sẻ cách sống hòa hợp với mẹ chồng Đài Loan

P.H
Chia sẻ
(VOV5) - Chị Hoàng Oanh, nhân viên người Việt duy nhất tại Cục Di dân Đài Loan, cũng là một cô dâu Việt thành công trên đất Đài Loan, trả lời phỏng vấn về những kinh nghiệm trong cuộc sống của các cô dâu Việt ở xứ người.
(VOV5) -Chị Hoàng Oanh, nhân viên người Việt duy nhất tại Cục Di dân Đài Loan, cũng là một cô dâu Việt thành công trên đất Đài Loan, trả lời phỏng vấn về những kinh nghiệm trong cuộc sống của các cô dâu Việt ở xứ người.

Theo thống kê, tại vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) hiện có khoảng gần 100.000 cô dâu Việt sinh sống và thế hệ thứ hai là khoảng 200.000 cháu mang hai dòng máu. Có khoảng 70% cô dâu Việt đã mang quốc tịch Đài Loan. Trong hành trình kiếm tìm hạnh phúc nơi xứ người, nhiều cô dâu Việt có cuộc sống ổn định, nhưng cũng không tránh khỏi có những  hoàn cảnh éo le, trắc trở…Chị Hoàng Oanh, nhân viên người Việt duy nhất tại Cục Di dân Đài Loan, cũng là một cô dâu Việt thành công trên đất Đài Loan, trả lời phỏng vấn phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam về những kinh nghiệm trong cuộc sống của các cô dâu Việt ở xứ người.

Cô dâu Việt chia sẻ cách sống hòa hợp với mẹ chồng Đài Loan - ảnh 1
Chị Hoàng Oanh (đầm đen) - trong một sự kiện giao lưu Việt - Đài - Ảnh: Phương Lan


Nghe âm thanh tại đây:



PV: Thưa chị Hoàng Oanh, khi làm việc hỗ trợ cho các di dân tại Cục di dân Đài Loan, vấn đề chị thường phải tư vấn cho các cô dâu Việt là gì?

Hoàng Oanh: Nếu mình muốn đi ra nước ngoài, lập một gia đình ở nước ngoài thì mình phải có sự chuẩn bị. Sự chuẩn bị này lành mạnh, thì mình sẽ có một gia đình lành mạnh. Điều này rất quan trọng. Vì đó là một đầu mối, chốt cho mình làm những công việc khác. Chuẩn bị trước đã, nếu mà mình muốn làm bất cứ một công việc gì , cái đó có thể giúp cho mình đi tìm việc làm hay quen một người bạn bè nào đó. Nếu mình có một gia đình hạnh phúc lành mạnh, khi mà mình nuôi em bé cũng như ở nhà chăm sóc em bé thì em bé sẽ được một thời gian ở nhà chăm sóc tỉ mỉ hơn. Tại vì chính bản thân người mẹ phải là người có sức khỏe  - sức khỏe với ý nghĩa bao quát nói chung, là phải có cả một sức khỏe tinh thần tốt . Nếu mà có sức khỏe mình mới có được hạnh phúc. Và nếu mình muốn sinh sống ở đây được lâu dài và có được hy vọng thì mình phải hài hòa với mọi người, nghĩa là mình phải học. Sự hài hòa này không có khó khăn đâu, nếu mình chịu nhường và chịu nhịn. Cái nhường nhịn này không phải để người ta ăn hiếp, mà mình phải biết là có nhiều cái mình đừng hấp tấp quá, khi người ta nói cái gì mình phải để tâm, suy nghĩ, ra một cái kết luận rồi đi làm, chứ đừng thấy ở trong nhà cãi lộn chút xíu là mình bỏ ra ngoài. Nếu bỏ ra ngoài, người ta nói là “một bước sai thì cả ngàn bước đều sai”.  Tiếng Việt mình có một câu là “một điều nhịn chín điều lành” đó.


Điều thường thấy với các cô dâu Việt khi lấy chồng ngoại quốc gốc Châu Á là sự bất đồng thuở ban đầu với gia đình nhà chồng do khác biệt về văn hóa, tập quán… Từ kinh nghiệm của bản thân chị, thì các cô dâu cần có cách ứng xử như thế nào để có cuộc sống hòa hợp hơn?

Hoàng Oanh: Mình biết người đó là mẹ chồng, nhưng đã qua đây thì ở bên này chỉ có má là người thân nhất và cận kề mình nhất. Mình có những tâm sự gì nói với má, thì má có thể dạy và hướng dẫn cho mình. Cái chuyện nhỏ xíu xiu như vậy mà cũng cần học hay sao? Thực ra phải học. Tại vì những cái này khi mình ở nhà, tất nhiên mẹ của mình rất là thương và có nhiều cái mẹ làm luôn, nên mình không biết làm. Cũng có thể ở nhà nếu má có nói cái gì thì mình nghĩ ờ mẹ của mình nói cho nên cảm thấy không sao, nhưng khi tới nhà của người ta và tới cái gia đình mới này, hòa nhập vào cái gia đình mới này thì mình phải tiếp nhận những lời nó đó cũng là lời nói của mẹ, chứ không phải là lời nói của mẹ người ta. Những cái này mình phải có tâm lý chuẩn bị, để khi sang đây người ta có dạy gì thì mình cũng phải học theo. Thời gian sẽ cho mình biết tình cảm của mình đối với gia đình này, và thời gian cũng cho mình biết người ta có thương mình hay không. Tại vì ở đây trong công việc của tôi, tôi thấy rất tiếc là từ 3 tới 5 năm, trong khoảng thời gian (hôn nhân) này nếu mà nhịn, chịu không nổi là sẽ có chuyện ly dị.


Trước nhiều cảnh đời khác nhau như thế, việc tư vấn của chị sẽ là trên nhiều khía cạnh cả pháp lý và tâm lý?

Hoàng Oanh: Phải nói là hai khía cạnh nếu như hạnh phúc và không hạnh phúc. Thông thường mình tiếp xúc không những cô dâu, mà cả lao động nữa. Như có lần mình tiếp xúc một cô Indonesia, cô ấy làm việc bên này bị áp lực rất nặng nề, ngày tháng không có ai tâm sự cho nên không có được bình thường, lúc nào cũng sợ bị người ta bán đi chỗ khác. Tới lúc này, thì mình phải đóng vai trò một người tâm lý nữa, để bạn ấy có thể biết rằng, à bây giờ mình là bạn với họ. Nói như vậy để thấy công việc của mình đa dạng lắm.

Vâng xin cảm ơn chị.


Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu