Christine Hà: “Hãy biết cách tin vào bản thân để khám phá hết tiềm năng của chính mình”

Hà Linh
Chia sẻ
(VOV5) - Christine Hà muốn gửi đi thông điệp “hãy nhẫn nại, tin tưởng vào trực giác và dám phá vỡ giới hạn để đạt được thành công theo cách của mình.

Vua đầu bếp Christine Hà (Hà Huyền Trân) sinh năm 1979, là nữ đầu bếp khiếm thị từng gây ấn tượng sâu sắc khi giành quán quân cuộc thi "Vua đầu bếp" Mỹ năm 2012. Trở về quê hương trong vai trò Sứ giả nghệ thuật Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam mới đây, Christine Hà đã có một hành trình khám phá ẩm thực quê hương Việt Nam và tham gia nhiều hoạt động ý nghĩa, truyền cảm hứng cho các bạn trẻ Việt Nam, Thông qua các câu chuyện vượt qua khó khăn để khẳng định giá trị bản thân, Christine Hà muốn gửi đi thông điệp “hãy nhẫn nại, tin tưởng vào trực giác và dám phá vỡ giới hạn để đạt được thành công theo cách của mình."

Nghe âm thanh phỏng vấn tại đây: 
PV: Lần trở về về lần trở về Việt Nam được biết chị cùng chồng cho cùng chồng làm một tour khám phá thoải mái trải nghiệm món ăn ẩm đường phố Hà Nội. Hãy cho biết cảm nhận của chị?

Christine Hà: Tôi về Việt Nam hơn 10 lần nhưng với Hà Nội thì đây là lần thứ 2. Những lần đó chủ yếu là thăm gia đình và làm việc. Về Hà Nội lần đầu tiên lại đúng vào dịp Tết nguyên đán, hàng quán đóng cửa nên tôi không có dịp để thưởng thức nhiều đồ ăn đường phố đặc trưng của Hà Nội. Lần này, vợ chồng tôi quyết định làm một chuyến food tour để thưởng thức nhiều nhất món ăn đường phố. Tôi rất thích những món như phở cuốn, phở chiên phồng, bún ốc, nem cuốn và rất nhiều loại chè. Chuyến du ngoạn thật tuyệt vời.

Christine Hà: “Hãy biết cách tin vào bản thân để khám phá hết tiềm năng của chính mình” - ảnh 1Vua đầu bếp mùa thứ 3Christine Hà, sứ giả văn hóa của Đại sứ quán Mỹ giao lưu tại Trung tâm văn hóa Mỹ. Ảnh Hà Linh

PV; Và, lần trở về này có gì khác không khi chị trong vai trò là Sứ giả văn hóa của Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam và là một người truyền cảm hứng.?Christine Hà: Sau khi giành được danh hiệu Vua đầu bếp, tôi là Đại sứ ẩm thực của Hoa Kỳ từng đến nhiều quốc gia trên thế giới, nhiều nhất là các nước ở Trung Đông. Nhưng về với Việt Nam là một cảm xúc hạnh phúc, rất khó tả, vừa  Đơn giản là bởi vì Việt Nam là quê hương nơi sinh ra bố mẹ tôi, là nguồn cội của tôi. Mặc dù sinh ra lớn lên ở Hoa Kỳ nhưng Việt Nam trong tôi luôn có cái gì đó rất gần gũi. Có lẽ ngay từ nhỏ, những yếu tố văn hóa, phong tục Việt thường trực trong gia đình nên khi trở về này tôi cảm nhận được nhiều và rõ nét hơn về quê hương Việt Nam.

Với vai trò là một đầu bếp, một doanh nhân và một người truyền cảm hứng, sứ mệnh của tôi trong chuyến trở về Việt Nam là chia sẻ công việc nấu nướng, kết nối văn hóa, ẩm thực giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Quan trọng hơn đây còn là cơ hội cho tôi học hỏi và chia sẻ nhiều hơn với mọi người về niềm đam mê nấu bếp cũng như được tự tay nấu những món ăn kết hợp phong cách Mỹ để thết đãi mọi người.

Christine Hà: “Hãy biết cách tin vào bản thân để khám phá hết tiềm năng của chính mình” - ảnh 2Christine Hà trổ tài nấu bếp với phụ nữ dân tộc ở Sơn La.
Ảnh baotuoitre.vn

PV: Ở những sự kiện có sự trổ tài nấu bếp của mình, chị đã chọn nấu món gì vậy. Thưa chị, Yếu tố văn hóa Việt có ảnh hưởng như thế nào trong phong cách nấu ăn chuyên nghiệp của chị ở bên Mỹ?

Christine Hà: Tại các cuộc giao lưu, như với Trung tâm giáo dục nghề nghiệp Reach ở Hà Nội, tôi đã chọn những món ăn mang hơi hướng Hàn Quốc, sử dụng gia vị và nguyên liệu Việt Nam. Lý do là chồng tôi là người Mỹ, gốc Hàn Quốc. Tôi là người Việt Nam, nên chúng tôi có ảnh hưởng với nhau về văn hóa ẩm thực châu Á. Cũng bởi một lý do nữa là về Việt Nam, nếu chọn một món ăn thuần Việt, tôi không thể giỏi bằng các đầu bếp Việt nên tôi không “múa rìu qua mắt thợ được”.(cười).

Ngoài ra, tôi cũng muốn chia sẻ công thức mà ở đó có sự kết hợp hương vị của Việt Nam với các nước. Còn tại bữa tiệc do ĐSQ Mỹ tổ chức, tôi đã chọn món thịt bò nướng nướng kiểu Texas. Qua món ăn, tôi muốn chia sẻ với về các yếu tố văn hóa cũng như nét đặc trưng trong cách mà người Mỹ làm món thịt bò.

Christine Hà: “Hãy biết cách tin vào bản thân để khám phá hết tiềm năng của chính mình” - ảnh 3Christine dạy các em khiếm thị làm bánh trung thu. Ảnh ĐSQ Mỹ tại Việt Nam.

Tại Sơn La, tôi đã cùng phụ nữ dân tộc nấu món ăn từ nguyên liệu bản địa. Văn hóa Việt Nam vô cùng giàu bản sắc đã ảnh hưởng tôi rất nhiều  Bởi từ bé tôi được mẹ dạy nấu các món ăn Việt  nhưng tiếc mẹ mất sớm nên sau này tôi chỉ còn nhớ lại những ký ức nấu ăn mẹ đã nấu cho gia đình. Sau này, quá trình tự mày mò tìm hiểu món ăn Việt, công thức nấu và hướng dẫn mọi nấu ăn tôi yêu thích ẩm thực Việt một cách kỳ lạ.

2 trong 3 số nhà hàng ăn của tôi đều là món ăn Việt, tuy rằng có chút biến tấu về nguyên liệu cho phù hơp khẩu vị người bản địa nhưng về cơ bản khách hàng vẫn nhận ra hương vị Việt. Một nguyên liệu tôi đặc biệt thích sử dụng trong chế biến các món ăn là nước mắm, kể cả những món không phải của Việt Nam tôi cũng thích dùng nước mắm.

PV; Như chi đã chia sẻ, chị dần mất dần thị lực, việc mất dần thị thực có ảnh hưởng gì đến cuộc sống và công việc bếp núc và chị đã vượt qua khó khăn như nào để có thể nuôi dưỡng đam mê và trở thành một đầu bếp chuyên nghiệp?

Christine Hà: Sau khi biết về nấu nướng một cách cơ bản, tôi phát hiện rằng mình có niềm đam mê rất lớn với ẩm thực Việt và rất muốn được chia sẻ với người dân Mỹ. Còn quyết định trở thành một đầu bếp hay mở nhà hàng ăn thì thực sự là cơ duyên đến với tôi sau khi tôi giành chiến thắng tại cuộc thi Vua Đầu bếp mùa thứ 3. Lúc đó, đang theo học thạc sĩ về văn chương, lúc đó tôi chỉ nghĩ rằng tham gia cuộc thi này để có thêm nhiều chất liệu hay trải nghiệm cho việc viết lách chứ không nghĩ mình được dành giải gì. Thật tuyệt vời, cuối cùng tôi đã thắng. Giải thưởng đã mở rất nhiều cơ hội cho tôi như mở được 3 nhà hàng, viết sách về ẩm thực, mở lớp dạy nấu ăn và được khám phá nền ẩm thực của nhiều nước.

Tuy vậy, đằng sau thành công đó là rất nhiều áp lực cần phải vượt qua, nhất là áp lực từ bên ngoài. Và, tôi nhận ra rằng, áp lực nguy hiểm nhất chính là tự mình tạo áp lực cho bản thân. Tuy nhiên, càng trưởng thành, mình càng có khả năng kiểm soát lo lắng và tập trung làm việc tốt hơn. Tôi mất mẹ từ rất sớm, đã là một thiệt thòi, cùng với đó là thị lực ngày một giảm sút…Thế nhưng, công việc nấu nướng đã tiếp thêm cho tôi nghị lực và niềm tin và tự lập được cho cuộc sống của mình. Với người bị mất dần thị lực như tôi thì công việc bếp núc trở nên khó khăn hơn nhiều nhưng tôi vẫn làm khá tốt. Trong một căn bếp, quan trọng mình phải là người biết tổ chức, sắp xếp, ngăn nắp gọn gàng khoa học… Tất cả phải được chuẩn bị trước, theo trình tự để đến khi nấu nhanh hơn. Cũng may là đến năm 20 tuổi tôi mới bị mất dần thị lực nên đến giờ tôi vẫn nhớ được gần như tất cả mùi vị, màu sắc, hình dạng nguyên liệu thực phẩm và nhớ các trình bày ra sao. Điều quan trọng phải vận dụng các giác quan khác rất nhiều như vị giác, thính giác, khứu giác và xúc giác. Nhờ đó, giúp tôi hình dung dễ dàng hơn các món ăn được chưa, rồi trình bày đẹp chưa mặc dù không nhìn được.

Christine Hà: “Hãy biết cách tin vào bản thân để khám phá hết tiềm năng của chính mình” - ảnh 4Christine Hà trổ tài món thịt bò kiểu Texas tại bữa tiệc nướng BBQ do Đại sứ quán Mỹ tổ chức. Ảnh VOV2

PV: Theo chị, điều gì làm nên sự khác biệt và độc đáo của ẩm thực Việt? Bởi nói đến Việt Nam, du khách nước ngoài nghĩ ngay đến các món ăn nổi tiếng của Việt Nam?

Christine Hà: Ẩm thực của bất kỳ quốc gia nào cũng có những nét độc đáo riêng. Điều quan trọng ở đây là yếu tố cân bằng giữa các mùi vị như đăng cay chua mặn ngọt. Món ăn phải hướng đến sự cân đối hài hòa về dinh dưỡng. Điểm thứ 2 là sự cân bằng về cấu trúc món ăn. Ấm thực Việt đáp ứng được các tiêu chí đó. Ngoài ra, món ăn Việt đặc sắc bởi sự đa dạng của nguyên liệu tươi ngon, chế biến đa dạng các món ăn vùng miền. Tôi chiến thắng tại cuộc thi là chiến lược sử dụng món ăn Việt Nam. Các vị giám khảo rất khó tính, đã nếm đủ loại cao lương mĩ vị đã vô cùng ngạc nhiện thích thú khi nếm món cá kho của tôi.

Thêm nữa, đằng sau mỗi món ăn là câu chuyện về văn hóa, phong tục, đạo hiếu của người Việt. Như tôi chọn món thuần Việt là để tri ơn bố mẹ và quê hương Việt Nam tôi. Hai trong ba nhà hàng của tôi cũng đều là món ăn truyền thống và đường phố Việt Nam. Ngoài ra, tôi có biến tấu sáng tạo, kết hợp cách nấu kiểu Mỹ, Hàn Quốc, hay Mehico khiến món ăn Việt trở nên hấp dẫn hơn

PV: Qua sự chia sẻ của chị, rất ngưỡng mộ chị, một phần bởi chị luôn lạc quan vào cuộc sống và điều đó chính là nguồn năng lượng tích cực. muốn gửi tới mọi người rằng Không gì là không thể nếu chúng ta muốn?

Chistine Hà: Tôi nghĩ rằng dù ở đâu, sự khác biệt cũng đều gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí bị cả sự phân biệt đối xử. Với tôi, khuyết tật không phải rào cản lớn nhất trên hành trình trở thành một người đầu bếp mà nó trở thành động lực giúp tôi khẳng định được rằng người khiếm thị cũng có thể nấu ăn và còn tạo ra những món ăn đẳng cấp quốc tế. Quan trọng là mình phải biết tạo cho mình cơ hội và chứng tỏ cho mọi người rằng mình có thể làm được mọi việc như bình thường, khó khăn nào cũng vượt qua được nếu có được sự giúp đỡ chân thành. Mỗi ngày tìm cho mình một niềm vui nho nhỏ để tạo nên động lực vượt qua nghịch cảnh. Thứ 2, chúng ta cần biết linh hoạt thích nghi bởi đâu là yếu tố cần thiết. Bố mẹ dạy tôi bài học là không được bỏ cuộc, luôn biết ơn cuộc sống, tìm những niềm vui nho nhỏ. Phương châm sống của tôi rất đơn giản gói gọn trong 3 từ Niềm vui, Đam mê và sự Kính trọng. Cho dù cuộc sống khó khăn như thế nào hãy đừng nản chí, hãy tạo cho mình niềm vui để làm động lực và luôn biết ơn cuộc đời…

Một thông điệp ngắn gọn tôi muốn nhắn gửi đến các bạn trẻ, đặc biệt là những người kém may mắn rằng: Mỗi người đều có tài năng theo một cách khác nhau, nhưng điều quan trọng nhất là phải biết cách tin vào bản thân để có thể khám phá hết tiềm năng của chính mình.

PV: Xin trân trọng cảm ơn chị

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu