Việt Nam nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn tại Đức

Chia sẻ
(VOV5) - Hơn 30 năm qua, Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới theo con đường xã hội chủ nghĩa và đã giành được những thắng lợi to lớn, có ý nghĩa lịch sử. 

Trong hai ngày 22 và 23/10, đoàn công tác do ông Nguyễn Xuân Thắng, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh dẫn đầu, có chuyến nghiên cứu, tìm hiểu một số vấn đề lý luận và thực tiễn tại Cộng hòa Liên bang Đức.

Việt Nam nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn tại Đức - ảnh 1 Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Ảnh: Ngọc Thiện/TTXVN

Tại cuộc làm việc với đoàn công tác, từ thực tiễn nước Đức và thế giới, các đại biểu Đảng Cộng sản Đức khẳng định những giá trị bền vững của chủ nghĩa Marx - Lenin, phải sử dụng phương pháp của chủ nghĩa Marx - Lenin để phân tích, đánh giá thế giới đang biến đổi nhanh chóng nhưng bản chất của chủ nghĩa tư bản không thay đổi.

Chia sẻ thông tin với phía bạn, ông Nguyễn Xuân Thắng cho biết, hơn 30 năm qua, Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới theo con đường xã hội chủ nghĩa và đã giành được những thắng lợi to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Đó là kết quả sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào điều kiện mới.

Tại Bộ Kinh tế và Năng lượng Liên bang Đức, đoàn công tác đã tìm hiểu các vấn đề liên quan đến cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 mà Đức được xem là quốc gia khởi xướng. Mặc dù việc áp dụng Cách mạng Công nghiệp 4.0 phải dựa trên nền tảng và đặc thù của mỗi quốc gia, song những thành tựu cũng như kinh nghiệm và các kết quả nghiên cứu của Đức trong cuộc cách mạng này có ý nghĩa rất quan trọng đối với các nước đi sau, trong đó có Việt Nam.

Cũng trong chuyến công tác này, đoàn đã gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam và đại diện cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và công tác tại Đức; Làm việc với Viện Friedrich Ebert Stiftung (FES). 

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu