Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận về dự án Luật Báo chí và một số Luật khác

Chia sẻ
(VOV5)-Vấn đề xem xét đưa trang thông tin điện tử tổng hợp, trang mạng xã hội vào điều chỉnh tại Luật này là nội dung được nhiều thành viên trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến.
(VOV5)-Vấn đề xem xét đưa trang thông tin điện tử tổng hợp, trang mạng xã hội vào điều chỉnh tại Luật này là nội dung được nhiều thành viên trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến.


Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận về dự án Luật Báo chí và một số Luật khác - ảnh 1
Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng điều hành phiên làm việc sáng 18/2


Trong phiên làm việc sáng 18/02, cho ý kiến về dự thảo báo cáo giải trình, tiếp thu của dự án Luật Báo chí (sửa đổi), Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII cơ bản tán thành với nhiều nội dung trong dự thảo Báo cáo Giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi).

Vấn đề xem xét đưa trang thông tin điện tử tổng hợp, trang mạng xã hội vào điều chỉnh tại Luật này là nội dung được nhiều thành viên trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội K'sor Phước cho rằng nếu Luật Báo chí không quản lý các loại hình thông tin có tính chất báo chí như các trang thông tin điện tử hoặc các trang mạng xã hội thì không đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn: "Thông tin trên mạng có 3 loại, một loại là các cơ quan như trong Luật quy định được thành lập cơ quan báo chí. Thứ 2 là tư nhân, blog và các trang tin mở ra ở trong nước. Thứ 3 là ở ngoài phạm vi quốc gia. Bây giờ ít nhất phải thực  hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với những trang thông tin trong nội địa Việt Nam. "

Góp ý kiến về vấn đề này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng Hiến pháp năm 2013 quy định về quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận, quyền tự do tiếp cận thông tin. Những quyền tự do này chỉ bị hạn chế bằng luật. Do đó, đề nghị Luật cần quy định có tính nguyên tắc về loại hình thông tin có tính chất báo chí như trang mạng xã hội, trang thông tin điện tử tổng hợp. Trên cơ sở đó, sẽ có các nghị định quy định cụ thể về quản lý nhà nước đối với các loại hình thông tin này.

Cũng trong phiên làm việc sáng 18/02, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo báo cáo giải trình, tiếp thu của dự án Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (sửa đổi). Qua thảo luận, nhiều ý kiến tán thành việc đổi tên Luật hiện hành thành “Luật Trẻ em”. Việc đổi tên sẽ phản ánh đầy đủ hơn nội dung và phạm vi của Luật.


Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận về dự án Luật Báo chí và một số Luật khác - ảnh 2
Tiếp tục chương trình làm việc, chiều 18/02, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Tờ trình của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc đề nghị giao chỉ tiêu Kiểm sát viên cao cấp để thực hiện Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014. Qua thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội biểu quyết nhất trí bổ sung 159 kiểm sát viên cao cấp cho ngành Kiểm sát nhân dân, theo đề nghị của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và kết quả thẩm tra của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội.

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu