Ủy ban Thường vụ QH cho ý kiến về Dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt

Chia sẻ
(VOV5)- Sáng nay, dưới sự điều khiển của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục chương trình phiên họp thứ 31, cho ý kiến về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt. 
(VOV5)- Sáng nay, dưới sự điều khiển của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục chương trình phiên họp thứ 31, cho ý kiến về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt. 


Qua thảo luận, các thành viên Ủy ban Thường vụ QH cho rằng việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt là rất cần thiết, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, phù hợp với cam kết quốc tế, góp phần định hướng sản xuất, tiêu dùng của xã hội. Đồng thời, kịp thời sửa đổi, bổ sung những vấn đề bất cập so với thực tế, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ và ổn định của hệ thống pháp luật; bảo đảm nguồn thu ổn định cho ngân sách nhà nước, góp phần thúc đẩy cải cách hành chính, hiện đại hoá công tác quản lý thuế. Đa số ý kiến nhất trí với quy định của Dự thảo luật về mức tăng thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá. 


Ủy ban Thường vụ QH cho ý kiến về Dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt - ảnh 1
Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng báo cáo tại phiên họp sáng 25/9


Cũng trong ngày hôm nay,  Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội bắt đầu phiên họp lần thứ 9, thảo luận về lĩnh vực lao động, việc làm, an sinh xã hội. Báo cáo tình hình thực hiện lĩnh vực lao động, người có công và xã hội của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho thấy, 8 tháng qua, cả nước đã tạo việc làm cho khoảng trên 1 triệu lao động, đạt trên 64% kế hoạch. Công tác chăm sóc người có công tiếp tục có những cải thiện đáng kể, đặc biệt, nhiều khoản trợ cấp, ưu đãi thường xuyên được chi trả đầy đủ cho trên 1,5 triệu đối tượng người có công. Ước tính đến cuối năm nay tỷ lệ hộ nghèo cả nước còn khoảng 5,8-6%, giảm khoảng 1,8 đến 2% so với cùng kỳ năm 2013. Công tác dạy nghề tiếp tục đổi mới, gắn với thị trường lao động. Về giải pháp khắc phục tình trạng đào tạo nghề, hướng đến giảm nghèo bền vững, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền cho biết: Đồng bào dân tộc khó khăn chủ yếu về dân trí và cơ sở hạ tầng, Chính phủ cũng dành ưu tiên đầu tư cho hạ tầng, rõ ràng, về hạ tầng được cải thiện. Về dân trí được ưu tiên học, học nghề cho đồng bảo người dân tộc có thể giảm nghèo bền vững nhưng vẫn còn hạn chế. Nhu cầu đi học, điều kiện đi học thì hầu như họ chưa mặn mà. Vì vậy, Chính phủ cũng đã ưu tiễn hình thành trường dạy nghề cho đồng bào dân tộc, hoặc trong các trường dạy nghề cần chuyên dạy nghề cho đồng bào dân tộc cho phù hợp. Thứ hai là cho các học sinh ở vùng dân tộc có chế độ nội trú để bà con đi học. Để giải quyết vấn đề này thì vẫn tiếp tục cần đầu tư hơn những chính sách cụ thể để hỗ trợ cho bà con”.


Trong phiên làm việc buổi chiều, Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến về một số vấn đề còn có ý kiến khác nhau của Dự án Luật an toàn, vệ sinh lao động. Đa số thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội tán thành với nhiều nội dung đã được tiếp thu chỉnh lý. Các đại biểu cũng đề nghị cần xây dựng Luật theo hướng bảo vệ quyền lợi của người lao động. Trong Luật làm rõ hơn trách nhiệm của người lao động và người sử dụng lao động trong việc phòng ngừa tai nạn lao động để hạn chế đến mức thấp nhất việc xảy ra tai nạn lao động; quan tâm hơn tới việc khai báo, thống kê tai nạn lao động tại các địa phương.


Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu