Tiểu ban Kinh tế xã hội làm việc với một số địa phương

Chia sẻ
(VOV5) - hủ tướng chỉ đạo các địa phương cần thẳng thắn nêu lên các vướng mắc; các giải pháp, mô hình phát triển, cách vận dụng sáng tạo  để giúp địa phương phát triển nhanh và bền vững.

Sáng 12/7, tại Đắk Lắk, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Tiểu ban Kinh tế - Xã hội chuẩn bị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, chủ trì buổi làm việc của Tiểu ban với 10 địa phương khu vực miền Trung-Tây nguyên gồm Đắk Lắk, Thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông. Cùng dự có Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, lãnh đạo các bộ, ngành, các thành viên của Tiểu Ban Kinh tế Xã hội và lãnh đạo các địa phương.

Tiểu ban Kinh tế xã hội làm việc với một số địa phương - ảnh 1  Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Phát biểu khai mạc buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết buổi làm việc này rất quan trọng để các thành viên của Tiểu ban Kinh tế - Xã hội lắng nghe ý kiến thực tiễn từ quá trình phát triển của các địa phương trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Chiến lược 10 năm 2011-2020, Kế hoạch 5 năm 2016-2020; đóng góp các ý tưởng, định hướng phát triển sát thực tiễn cho các văn kiện mà Tiểu ban phải xây dựng, gồm Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2021-2025 và Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021-2030. Cùng với đó là phải có tầm nhìn dài hạn hơn đến năm 2045.

Nhấn mạnh đây là các văn kiện rất quan trọng phục vụ Đại hội Đảng lần thứ XIII, Thủ tướng yêu cầu các địa phương cần lưu ý sự kế thừa và phát huy thành tựu 30 năm đổi mới đất nước. Theo đó, Thủ tướng chỉ đạo các địa phương cần thẳng thắn nêu lên các vướng mắc, nút thắt trong phát triển; các giải pháp, mô hình phát triển, cách vận dụng sáng tạo để giúp địa phương, vùng và quốc gia phát triển nhanh và bền vững thời gian tới, nhất là trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và thu nhập người dân nước ta còn thấp. Cùng với các đột phát chiến lược về thể chế, hạ tầng và nguồn nhân lực đang triển khai, Thủ tướng đề nghị các địa phương nêu những đột phá, động lực phát triển mới đối với địa phương, vùng và đất nước.

Thủ tướng cũng yêu cầu lãnh đạo các địa phương báo cáo, làm rõ công tác quản lý đô thị, tính liên kết của các địa phương với Thành phố Đà Nẵng và các địa phương trong phát triển kinh tế xã hội, nhất là khi phát triển đô thị được gọi là động lực phát triển của các địa phương.

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu