Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 9

Vũ Khuyên
Chia sẻ
(VOV5) - Thủ tướng nêu rõ tinh thần trong Hội nghị Trung ương 10 là đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân.

Sáng nay (23/09), tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 9. Đây là phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật thứ hai trong tháng 9 và là phiên họp thứ 10 trong năm, bàn về nhiều nội dung quan trọng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 9  - ảnh 1Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật - Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Phát biểu khai mạc phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật là một trong 3 đột phá chiến lược và tại Hội nghị lần thứ 10 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII (Hội nghị Trung ương 10) tuần qua (18-20/09), Trung ương đã thảo luận, yêu cầu phải đẩy mạnh hơn nữa, đột phá mạnh mẽ hơn nữa trong xây dựng và hoàn thiện thể chế.

Thủ tướng nêu rõ tinh thần trong Hội nghị Trung ương 10 là đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân; tránh tình trạng vấn đề gì, dù nhỏ, cũng phải trình lên cấp Trung ương quyết. Thủ tướng đề nghị Bộ trưởng, lãnh đạo các Bộ, ngành, thủ trưởng các cơ quan phải quán triệt tinh thần này để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phân cấp, phân quyền mạnh hơn, đi đôi với phân bổ nguồn lực, đồng thời nâng cao trách nhiệm, năng lực thực thi của cấp dưới. Thủ tướng cũng yêu cầu các thành viên Chính phủ, các bộ trưởng, trưởng ngành trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng pháp luật; ưu tiên nguồn lực con người, cơ sở vật chất, tài chính cho công tác xây dựng pháp luật.

Tại phiên họp các thành viên Chính phủ xem xét, cho ý kiến đối với 4 nội dung, gồm: Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm Y tế; Dự án Luật Dữ liệu; Đề nghị xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân; Đề nghị xây dựng Luật Luật sư (sửa đổi). 

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu