Quốc hội xem xét và thảo luận một số dự án Luật quan trọng

Chia sẻ
(VOV5) - Chiều 4/6,  Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra 5 Dự án Luật gồm: Dự án Luật căn cước công dân, Dự án Luật Hộ tịch, Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quốc tịch Việt Nam, Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Dự án Luật Công an nhân dân (sửa đổi).

(VOV5) - Tiếp tục chương trình làm việc kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII, chiều 4/6,  Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra 5 Dự án Luật gồm: Dự án Luật căn cước công dân, Dự án Luật Hộ tịch, Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quốc tịch Việt Nam, Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Dự án Luật Công an nhân dân (sửa đổi). Theo các tờ trình các dự án Luật này được sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực tế và Hiến pháp được Quốc hội khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ 6 vừa qua.


Quốc hội xem xét và thảo luận một số dự án Luật quan trọng - ảnh 1


Trước đó, thảo luận sáng 4/6 về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hàng không dân dụng Việt Nam, vấn đề an ninh hàng không được nhiều đại biểu quan tâm, nhất là trong bối cảnh hoạt động khủng bố hàng không ngày càng tinh vi. Đa số đại biểu tán thành với việc sửa đổi Luật hàng không dân dụng Việt Nam nhằm nâng cao chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của ngành hàng không cho phù hợp với các công ước và cam kết quốc tế, cũng như phù hợp với Hiến pháp. ông Đặng Ngọc Nghĩa, đại biểu Quốc hội tỉnh Thừa Thiên - Huế, góp ý: “An ninh hàng không hết sức quan trọng. Trong Luật cũng đã đề cập nhiều nội dung cụ thể nhưng tôi đề nghị lực lượng này cần được lựa chọn, huấn luyện, tinh thông nghiệp vụ vì đây là bộ mặt quốc gia. Có những vấn đề gì xảy ra thì lực lượng này là lực lượng nòng cốt bảo vệ sây bay. Vì vậy tôi đề nghị giao lực lượng này cho Bộ Giao thông Vận tải chứ không phải doanh nghiệp hay cơ quan nào.”

Cũng trong sáng 4/6, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra Dự án Luật đầu tư (sửa đổi). Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu cho rằng, Luật đầu tư (sửa đổi) hướng tới bảo đảm tính đồng bộ với các luật có liên quan, phù hợp với yêu cầu hội nhập, thông lệ quốc tế và các cam kết của Việt Nam về mở cửa thị trường và tự do hóa đầu tư./.

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu