Quốc hội thông qua Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí

Chia sẻ
(VOV5)-   Dự án Luật được thông qua với đa số phiếu tán thành (86,75%) trong phiên họp chiều nay.
(VOV5)-   Dự án Luật được thông qua với đa số phiếu tán thành (86,75%) trong phiên họp chiều nay.

Quốc hội thông qua Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí - ảnh 1
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển trình bày Báo cáo giải trình tiếp thu chỉnh lý dự án Luật. - Ảnh:internet



Theo đó, Luật quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, vốn nhà nước, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước; quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên; hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân..Một trong những điểm mới đáng chú ý của Luật là quy định trách nhiệm và xử lý trách nhiệm người có thẩm quyền nhưng khôngxử lý hành vi vi phạm Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Luật cũng quy định cụ thể trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân vi phạm các quy định của Luật để xảy ra lãng phí như: trách nhiệm của người trực tiếp gây lãng phí; trách nhiệm liên đới của người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp không xử lý hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền.

Cũng trong chiều nay, các đại biểu Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn có ý kiến khác nhau của dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế. Trong đó, các ý kiến tập trung vào nội dung liên quan đến nhóm đối tượng; hình thức tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình; thẻ bảo hiểm y tế; mức hưởng bảo hiểm y tế; quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm y tế, trách nhiệm của các bên liên quan đến bảo hiểm y tế. v.v...Một số ý kiến đề nghị dự thảo Luật cần bổ sung các quy định để kịp thời khắc phục những tồn tại, vướng mắc trong quá trình thực hiện chính sách bảo hiểm y tế, tạo cơ chế để huy động mạnh mẽ hơn sự tham gia của cả hệ thống chính trị cùng với người dân trong việc mở rộng diện bao phủ, tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu