Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành

Chia sẻ
(VOV5) - Sáng nay (25/6), với 428 đại biểu (chiếm tỷ lệ 86,64% tổng số đại biểu Quốc hội) tán thành, Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Đây là nội dung nhận được nhiều sự quan tâm, theo dõi của dư luận ngay từ khi hình thành dự án và đã được Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp thứ 8. 
Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành - ảnh 1

Tỷ lệ đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về chủ trương 
đầu tư Dự án Cảng hàng không Quốc tế Long Thành.


(VOV5) - Sáng nay (25/6), với 428 đại biểu (chiếm tỷ lệ 86,64% tổng số đại biểu Quốc hội) tán thành, Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Đây là nội dung nhận được nhiều sự quan tâm, theo dõi của dư luận ngay từ khi hình thành dự án và đã được Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp thứ 8. 


Tán thành về mặt chủ trương, song, trong Nghị quyết, Quốc hội yêu cầu việc xây dựng Dự án Cảng Hàng không quốc tế Long Thành phải có phương án cụ thể và chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải quyết việc làm cho người dân có đất thu hồi. Chính phủ cần có kế hoạch Đầu tư xây dựng hạ tầng và các hạng mục phụ trợ phục vụ thực hiện Dự án; phát triển đồng bộ hệ thống giao thông kết nối với Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Quốc hội cũng yêu cầu triển khai Dự án phải bảo đảm tiến độ, hiệu quả kinh tế - xã hội, có đánh giá tác động môi trường và giải pháp bảo vệ môi trường; huy động và cân đối nguồn đầu tư theo quy định của pháp luật; không gây tác động xấu đến nợ công.


Cũng trong sáng nay, Quốc hội đã thông qua Luật Tài nguyên môi trường, biển và hải đảo và Luật Ngân sách Nhà nước (sửa đổi).

Trong phiên làm việc chiều nay, các đại biểu Quốc hội thảo luận về dự án Luật dân sự (sửa đổi), tập trung góp ý về quy định áp dụng tập quán và án lệ trong giải quyết án dân sự. Các đại biểu cho rằng dự án luật cần đảm bảo dễ hiểu, dễ áp dụng. Về việc áp dụng tập quán và án lệ trong giải quyết án dân sự, một số đại biểu đề nghị xem xét để việc áp dụng vừa đảm bảo giải quyết các vụ khởi kiện của người dân vừa đảm bảo sự công bằng, thấu tình đạt lý trong xét xử.



Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu