Quốc hội thảo luận về Luật quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước

Chia sẻ
(VOV5) - Khoản 8 Điều 3 của dự thảo Luật đã làm rõ khái niệm “vốn nhà nước tại doanh nghiệp” tương thích với phạm vi điều chỉnh của luật.

(VOV5) - Khoản 8 Điều 3 của dự thảo Luật đã làm rõ khái niệm “vốn nhà nước tại doanh nghiệp” tương thích với phạm vi điều chỉnh của luật.

Quốc hội thảo luận về Luật quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước - ảnh 1
Ảnh minh họa (nguồn: internet)

Tiếp tục Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá 13, sáng nay, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe Uỷ viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu trình bày báo cáo, giải trình, tiếp thu chỉnh lý dự thảo Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh và thảo luận một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo luật này. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân điều hành phiên họp.

Báo cáo tiếp thu, chỉnh lý, giải trình dự án Luật do Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội trình bày cho biết: Hiện nay khái niệm “vốn nhà nước” được quy định tại một số luật như Luật đấu thầu, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí... có sự khác nhau do cần phải tương ứng với phạm vi điều chỉnh của từng luật. Do vậy khoản 8 Điều 3 của dự thảo Luật đã làm rõ khái niệm “vốn nhà nước tại doanh nghiệp” tương thích với phạm vi điều chỉnh của luật, trong đó chỉ rõ các nguồn vốn mà Nhà nước đã đầu tư ban đầu cho doanh nghiệp, bổ sung cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc được hình thành từ lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp. Đặc biệt, Dự án Luật đã xác định rõ những ngành, lĩnh vực Nhà nước không tham gia hoặc tham gia ở mức độ nhất định; những lĩnh vực Nhà nước cần giữ vốn và đẩy nhanh những lĩnh vực cần thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Thời gian còn lại của buổi sáng ngày hôm nay, Quốc hội thảo luận về nội dung còn ý kiến khác nhau của Dự án Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh.

Trong phiên làm việc buổi chiều, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự án Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông./.

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu