Quốc hội thảo luận về dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) và dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi)

Ngọc Anh
Chia sẻ
(VOV5) - Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2011.

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, sáng 2/11, tại Hà Nội, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) và dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi).

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2011. Trong gần 12 năm thực thi, các quy định tại Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã góp phần thay đổi mạnh mẽ công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tuy nhiên, quá trình thực thi Luật hiện đã bộc lộ một số tồn tại, chưa phù hợp với thực tiễn.

Quốc hội thảo luận về dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) và dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) - ảnh 1

Các đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ. Ảnh: Ngọc Anh/ VOV5

Các đại biểu Quốc hội cho rằng cần bổ sung quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dễ bị tổn thương; Hoàn thiện quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; bảo vệ người tiêu dùng khi giao dịch từ xa, trên không gian mạng; bảo vệ người tiêu dùng là người yếu thế…

Thảo luận về dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi), có ý kiến đề nghị Ban soạn thảo dự án Luật bổ sung nguyên tắc “bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong giao dịch điện tử”. Với vấn đề an toàn thông tin và an ninh mạng trong giao dịch điện tử, các đại biểu Quốc hội đề nghị sửa đổi theo hướng quy định việc bảo đảm an toàn thông tin trong giao dịch điện tử không chỉ được thực hiện theo quy định của Luật An toàn thông tin mạng và Luật An ninh mạng mà còn phải thực hiện theo quy định của Luật Công nghệ thông tin.

Chiều 2/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi). Điểm mới của dự thảo Nghị quyết là bổ sung một số quy định về kỳ họp bất thường.

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu