Quốc hội thảo luận phiên cuối cùng về tình hình kinh tế - xã hội

Chia sẻ
(VOV5) - Hôm nay, Quốc hội dành cả ngày để  thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2015 và 5 năm 2011 - 2015, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch sử dụng đất 2016 – 2020.

(VOV5) - Hôm nay, Quốc hội dành cả ngày để  thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2015 và 5 năm 2011 - 2015, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch sử dụng đất 2016 – 2020.


Phát biểu tổng kết, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nêu rõ các ý kiến của các đại biểu đã đóng góp sâu sắc, thẳng thắn, phân tích mặt được và chưa được trong phát triển kinh tế - xã hội 5 năm qua, đồng thời đề xuất các giải pháp khắc phục và gửi nhều kỳ vọng cho khóa tới. Phiên họp được phát thanh, truyền hình trực tiếp để cử tri theo dõi

                                                                       

Về kinh tế, các đại biểu cho rằng trong nhiệm kỳ tới, nền kinh tế Việt Nam đứng trước nhiều thử thách. Đây là thời điểm Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, do đó cần có những giải pháp cụ thể để đất nước phát triển. Ông Vũ Tiến Lộc, đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình, cho rằng: Phải xác định thật rõ lộ trình và các chỉ tiêu định lượng phải đạt được trong cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia của nước ta trong mối quan tương quan so sánh với các nền kinh tế khác. Cải cách thể chế phải với tầm nhìn chẳng kém ASEAN ở phương Nam và không thua nước láng giềng phương Bắc. Với vị trí địa lý kinh tế của chúng ta, muốn phát triển và muốn tự chủ chúng ta không có một sự lựa chọn nào khác. Trên thực tế với việc quyết định đàm phán, ký kết các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như TPP và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU chúng ta đã quyết định vượt lên với tầm nhìn đó”.

Quốc hội thảo luận phiên cuối cùng về tình hình kinh tế - xã hội   - ảnh 1
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân điều hành phiên thảo luận tại hội trường. Ảnh: Nguyễn Dân – TTXVN



Bên cạnh những ý kiến đề xuất giải pháp khắc phục khó khăn của nền kinh tế thì một trong những nội dung nổi bật là tình hình tham nhũng, lãng phí. Các đại biểu đã đề xuất các giải pháp mạnh mẽ hơn để giải quyết vấn nạn này. Phó Chủ nhiệm UB Tư pháp QH Nguyễn Công Hồng cũng kiến nghị : “ Xây dựng một kế hoạch phát triển có thể từ dưới lên nhưng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thì phải từ trên xuống và từ trong ra ngoài. Tôi nghĩ chúng ta không sợ mất cán bộ, vì chính sự làm gương có sức mạnh răn đe và phòng ngừa. Với suy nghĩ như vậy, tôi thiết nghĩ nên chăng ta có thể cân nhắc để đưa phương châm này vào chính trong nội dung Nghị quyết để làm sao làm kim chỉ nam cho đổi mới trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm và chống lãng phí trong nhiệm kỳ tiếp theo”.


Về bảo vệ chủ quyền đất nước, theo ông Trương Trọng Nghĩa, đại biểu Quốc hội TP Hồ Chí Minh, phải thực hiện đột phá trong đổi mới tư duy phát triển, nhất quán đồng bộ với quyết tâm chính trị cao, động viên lòng yêu nước của đồng bào, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc: “  Tôi nhất trí với đánh giá Báo cáo của Chính phủ là tình hình phức tạp, căng thẳng trên biển Đông đe dọa nghiêm trọng tới hòa bình, ổn định và tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Phải bảo đảm cho người dân tự hào về người Việt Nam, nước Việt Nam. Phải tăng cường thực chất khối đại đoàn kết của 54 dân tộc, đoàn kết vùng miền, đoàn kết đồng bào trong, ngoài nước. Hàng ngàn năm qua dân tộc Việt Nam luôn phải chống lại những kẻ ngoại xâm đông và mạnh hơn mình, nhưng cuối cùng vẫn luôn luôn thắng lợi, bởi vì nuôi dưỡng và tập hợp được lòng yêu nước của toàn dân trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc”.


Cũng tại phiên thảo luận, nhiều ý kiến đề nghị ban hành chính sách tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi cho giai đoạn mới theo hướng dài hạn, có tính đến chính sách ngắn hạn để giải quyết các vấn đề bức xúc diễn ra trong thực tiễn.

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu