Quốc hội thảo luận dự án Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân

Ngọc Anh
Chia sẻ
(VOV5)- Ngày 9/6, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.

(VOV5)- Ngày 9/6, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.

Quốc hội thảo luận dự án Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân - ảnh 1
Đại biểu Quốc hội bấm nút biểu quyết thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2016. (Ảnh: An Đăng/TTXVN)


Về chức năng giám sát của Hội đồng Nhân dân, dự thảo luật cơ bản giữ quy định về chủ thể giám sát, phạm vi giám sát của Hội đồng Nhân dân như quy định của Luật tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân nhưng có sửa đổi, bổ sung về hình thức giám sát, cụ thể các trình tự, thủ tục tiến hành giám sát. Qua thảo luận, các đại biểu Quốc hội cơ bản tán thành với sự cần thiết xây dựng và ban hành Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng Nhân dân để thể chế hóa các quy định của Hiến pháp, khắc phục các hạn chế, bất cập, các quy định hiện hành về giám sát. Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cần tiến hành ở cả 3 cấp: tỉnh, huyện và xã.

Hoạt động giám sát của Quốc hội bao gồm hoạt động giám sát và giám sát tối cao. Về giám sát tối cao của Quốc hội và giám sát khác của Quốc hội, nhiều ý kiến nhất trí Quốc hội chỉ giám sát tối cao tại kỳ họp Quốc hội.

Để nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát, các đại biểu Quốc hội tán thành quan điểm thể hiện trong dự thảo Luật là mọi hoạt động giám sát, sau khi kết thúc giám sát, chủ thể giám sát phải có ý kiến chính thức bằng văn bản. Giám sát muốn hiệu quả thì phải có quy định sau giám sát. Có nghĩa là sau khi giám sát chỉ ra được những gì còn hạn chế hoặc sai thì phải khắc phục. Bà Nguyễn Thị Khá, đại biểu Quốc hội tỉnh Trà Vinh, cho rằng cần cho báo chí tham gia công việc giám sát: “Tôi đánh giá cao vai trò của báo chí trong việc tham gia giám sát. Báo chí sẽ bình luận, đánh giá kết quả của đoàn giám sát. Nếu có báo chí vào cuộc thì dư luận lan rộng hơn, được nhiều người biết hơn thì giám sát sẽ hiệu quả hơn.

Cũng trong ngày 9/6, các đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2016, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh khóa XIII và năm 2015. Quốc hội cũng thông qua Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (sửa đổi)./.

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu