Ngân hàng chính sách xã hội thiết thực cải thiện đời sống người dân

Chia sẻ
(VOV5) - Sáng 15/4, phát biểu chỉ đạo hội nghị tổng kết 10 năm hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội (giai đoạn 2003 - 2012), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Ngân hàng này thực hiện tốt các nhiệm vụ giải pháp đã đề ra trong Chiến lược phát triển giai đoạn 2011 - 2020, nhất là những giải pháp về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội theo tinh thần các Nghị quyết chỉ đạo điều hành phát triển kinh tế, xã hội hàng năm của Chính phủ.

(VOV5) - Sáng 15/4, phát biểu chỉ đạo hội nghị tổng kết 10 năm hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội (giai đoạn 2003 - 2012), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Ngân hàng này thực hiện tốt các nhiệm vụ giải pháp đã đề ra trong Chiến lược phát triển giai đoạn 2011 - 2020, nhất là những giải pháp về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội theo tinh thần các Nghị quyết chỉ đạo điều hành phát triển kinh tế, xã hội hàng năm của Chính phủ.

Ngân hàng chính sách xã hội thiết thực cải thiện đời sống người dân - ảnh 1
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gắn Huân chương Độc Lập Hạng hai lên lá cờ truyền thống của Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam. Ảnh: TTXVN


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam luôn bám sát mục tiêu: huy động các nguồn lực tài chính để tạo lập nguồn vốn, tổ chức thực hiện hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách của Nhà nước, góp phần thiết thực xóa đói, giảm nghèo cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân. Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính và tăng tính tự chủ của Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vốn vay của hộ nghèo và đối tượng chính sách. 10 năm qua có trên 21,4 triệu lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách khác được vay vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam, góp phần giúp trên 2,9 triệu hộ vượt qua ngưỡng nghèo./.

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu