Kiện toàn chức danh lãnh đạo các cơ quan nhà nước tại Kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIII

Chia sẻ
(VOV5)- Chiều 12/3, Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra, sau 3 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc.
(VOV5) -Chiều 12/3, Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra, sau 3 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc.

Tại hội nghị, các Ủy viên Trung ương Đảng đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy dân chủ, thẳng thắn thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến quan trọng vào các Tờ trình, Báo cáo và các nội dung của Hội nghị. Bộ Chính trị đã tiếp thu tối đa các ý kiến xác đáng và giải trình những vấn đề còn có ý kiến khác nhau. Ban Chấp hành Trung ương đã thống nhất cao thông qua Nghị quyết của Hội nghị.

Kiện toàn chức danh lãnh đạo các cơ quan nhà nước tại Kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIII  - ảnh 1
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu bế mạc Hội nghị. Ảnh: VGP/Nhật Bắc


Phát biểu bế mạc Hội nghị, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, làm rõ thêm một số vấn đề để thống nhất trong tổ chức, chỉ đạo thực hiện. 

Về Chương trình làm việc toàn khóa của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, Trung ương cơ bản tán thành với Tờ trình và dự thảo Chương trình làm việc; cho rằng dự thảo được chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng; nội dung khá toàn diện, cơ bản thể hiện được chủ đề, tư tưởng chỉ đạo và các nhiệm vụ trọng tâm do Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đề ra. Những vấn đề đưa vào Chương trình toàn khóa là những vấn đề quan trọng và cần thiết nhất, nhằm tập trung thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII của Đảng. Trung ương nhấn mạnh việc xác định nội dung Chương trình toàn khóa cần bám sát Nghị quyết và các văn kiện của Đại hội XII, tập trung cụ thể hóa và chỉ đạo thực hiện 6 nhiệm vụ trọng tâm và những vấn đề thực tiễn bức thiết đặt ra, khó khăn cần tháo gỡ, giải quyết những khâu đột phá, các nhiệm vụ trọng yếu như: Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI về xây dựng Đảng, xây dựng tổ chức bộ máy của toàn hệ thống chính trị thật sự vững mạnh; làm tốt công tác cán bộ, đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí…

Về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020, Ban Chấp hành Trung ương đánh giá cao sự chuẩn bị, đồng tình về cơ bản với những nhận định, đánh giá, đề xuất nêu trong Tờ trình và các báo cáo của Ban cán sự đảng Chính phủ và giao Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo nghiêm túc quán triệt nghị quyết, kết luận của Trung ương, khẩn trương hoàn chỉnh văn bản, trình Quốc hội xem xét, thông qua Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 tại Kỳ họp lần thứ 11 khóa XIII. Tiếp tục nghiên cứu, cập nhật, hoàn thiện Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước trung hạn và Kế hoạch đầu tư công trung hạn trình Quốc hội khóa XIV xem xét, quyết định. Trung ương đặc biệt nhấn mạnh sự cần thiết phải tập trung ưu tiên cho đầu tư phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn; cải cách khu vực sự nghiệp công; cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; thực hiện các đột phá chiến lược. Thống nhất cao hơn nữa nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; về vai trò của Nhà nước, thị trường và doanh nghiệp; về phát triển nhanh và bền vững; về đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô.

Kiện toàn chức danh lãnh đạo các cơ quan nhà nước tại Kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIII  - ảnh 2
Ảnh: VGP/Nhật Bắc


Trên cơ sở quán triệt và thực hiện nhất quán Phương hướng công tác nhân sự do Đại hội XII của Đảng thông qua; căn cứ vào thực tế đội ngũ cán bộ hiện có và yêu cầu về nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức bộ máy các cơ quan nhà nước, kết hợp yêu cầu trước mắt với việc chuẩn bị cho các khóa tiếp theo, bảo đảm tính kế thừa và phát triển, Ban Chấp hành Trung ương đã dân chủ thảo luận, xem xét kỹ lưỡng, lựa chọn phương án hợp lý nhất trong điều kiện có thể và đã đạt được sự nhất trí rất cao. Tại Hội nghị lần này, Trung ương đã bỏ phiếu giới thiệu nhân sự ứng cử các chức danh Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội là những chức danh lãnh đạo chủ chốt của Nhà nước với số phiếu tập trung rất cao. 

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ: Căn cứ kết quả biểu quyết và giới thiệu nhân sự của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị sẽ chỉ đạo các cơ quan chức năng tiếp tục hoàn chỉnh phương án giới thiệu nhân sự ứng cử các chức danh lãnh đạo các cơ quan nhà nước để chuẩn bị trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 11, khóa XIII, vừa bảo đảm nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý cán bộ trong hệ thống chính trị, vừa đúng với các quy định của Hiến pháp và pháp luật về tổ chức của các cơ quan nhà nước.

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu