Huy động nguồn lực là vấn đề quan trọng nhất để triển khai Quy hoạch thành phố Cần Thơ

Chia sẻ
(VOV5) - Đối với cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư, Thủ tướng đề nghị có chiến lược kinh doanh lâu dài, bền vững, thực hiện đúng cam kết đầu tư, thoả thuận hợp tác, tuân thủ luật pháp…

Sáng nay,10/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố Quy hoạch và xúc tiến đầu tư thành phố Cần Thơ.

Huy động nguồn lực là vấn đề quan trọng nhất để triển khai Quy hoạch thành phố Cần Thơ - ảnh 1Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại sự kiện. Ảnh: VOV

Quy hoạch thành phố Cần Thơ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 xác định đến năm 2030, Cần Thơ là cực tăng trưởng của vùng đồng bằng sông Cửu Long; đến năm 2050, Cần Thơ thuộc nhóm các thành phố phát triển khá ở Châu Á, trở thành thành phố thông minh đáng sống của Việt Nam.

Phát biểu tại sự kiện, Thủ tướng nhấn mạnh quy hoạch có vai trò rất quan trọng trong phát triển đất nước nói chung cũng như của từng địa phương nói riêng.

Để triển khai hiệu quả quy hoạch, Thủ tướng lưu ý thành phố Cần Thơ triển khai các nhiệm vụ có trọng tâm, trọng điểm, trong đó vấn đề quan trọng nhất là huy động nguồn lực với nội lực là cơ bản, chiến lược, lâu dài, quyết định.

Thủ tướng nhấn mạnh: thứ nhất, Cần Thơ phải phát huy nguồn lực trí tuệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khoa học công nghệ làm động lực phát triển chính, đẩy mạnh chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức. Thứ hai, đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện hạ tầng giao thông kết nối vùng và cả nước. Thứ ba, huy động đa dạng các nguồn lực phát triển, gồm vốn Nhà nước, vốn tư nhân, vốn Trung ương, vốn địa phương, vốn vay, đẩy mạnh hợp tác công tư, thu hút đầu tư FDI thông qua cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh ngày càng thông thoáng, thuận lợi…

Đối với cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư, Thủ tướng đề nghị có chiến lược kinh doanh lâu dài, bền vững, thực hiện đúng cam kết đầu tư, thoả thuận hợp tác, tuân thủ luật pháp…

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu