Hội thảo tại Pháp về Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XII

Chia sẻ
(VOV5) - Hội thảo quốc tế về Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam với chủ đề "Việt Nam sau Đại hội XII: Gián đoạn hay liên tục".
(VOV5) - Hội thảo quốc tế về Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam với chủ đề "Việt Nam sau Đại hội XII: Gián đoạn hay liên tục" được Quỹ Gabriel Péri, một cơ quan nghiên cứu độc lập của Pháp, tổ chức ngày 11/3, tại Paris.

Hội thảo tại Pháp về Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XII  - ảnh 1
Quang cảnh buổi hội thảo tại Quỹ Gabriel Péri. (Ảnh: Bích Hà/Vietnam+)


Tham dự Hội thảo có hơn 150 đại biểu đại diện cho các chính đảng lớn, nhiều tổ chức chính trị-xã hội, giới học giả, doanh nhân và các cá nhân của Pháp và châu Âu quan tâm tới Việt Nam cũng như cộng đồng người Việt Nam tại Pháp. Đoàn Việt Nam tham dự Hội thảo do ông Phạm Xuân Sơn, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Đối ngoại Trung ương dẫn đầu. Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Michel Maso, Giám đốc Quỹ Gabriel Péri, cho biết sau Đại hội Đảng lần thứ XII, rất nhiều yếu tố tích cực đã xuất hiện tại Việt Nam. Trong bối cảnh đó, cuộc hội thảo là sự kiện góp phần thúc đẩy quan hệ giữa Pháp và Việt Nam đồng thời giúp giới học giả và công chúng Pháp có thêm thông tin chính thống về Việt Nam.

Tại 3 phiên tọa đàm của hội thảo, tổng cộng đã có 12 tham luận của các diễn giả Pháp và Việt Nam. Các diễn giả Việt Nam đã trình bày khái quát đường lối đối nội và đối ngoại của Việt Nam thời gian qua, các quyết sách của Đại hội XII về định hướng phát triển chiến lược của Việt Nam trong thời gian tới; đánh giá tổng kết 30 năm Đổi mới toàn diện đất nước và phân tích những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn Đổi mới…Các diễn giả Pháp đã ca ngợi những thành tựu kinh tế-xã hội nổi bật của Việt Nam trong những năm qua. Nhiều đại biểu chia sẻ đánh giá về tình hình phức tạp ở khu vực và trên thế giới, trong đó có tình hình tại Biển Đông, tán thành và ủng hộ chủ trương của Việt Nam giải quyết xung đột bằng biện pháp hòa bình, phù hợp luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu