Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc thông qua nghị quyết về quyền trẻ em và biến đổi khí hậu

Chia sẻ
(VOV5)- Trong hai ngày 30/6-1/7, Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc tiến hành các phiên thảo luận cuối cùng, thông qua 34 nghị quyết, trong đó có dự thảo nghị quyết về quyền trẻ em và biến đổi khí hậu do Việt Nam là đồng tác giả với Philippines và Bangladesh.
(VOV5)- Trong hai ngày 30/6-1/7, Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (HĐNQ LHQ) tiến hành các phiên thảo luận cuối cùng, thông qua 34 nghị quyết, trong đó có dự thảo nghị quyết về quyền trẻ em và biến đổi khí hậu do Việt Nam là đồng tác giả với Philippines và Bangladesh.

Trải qua nhiều vòng tham vấn kéo dài trong 3 tuần, nghị quyết tiếp thu nhiều ý kiến ủng hộ và đóng góp nội dung tích cực của nhiều nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ và giới nghiên cứu quốc tế. Trong quá trình đó, Việt Nam khẳng định các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đã gây hậu quả nghiệm trọng lên việc thụ hưởng các quyền con người, trong đó có quyền được sống, quyền có lương thực, quyền được chăm sóc y tế, quyền nhà ở, quyền phát triển. Tại Việt Nam, biến đổi khí hậu ngày càng gây tác hại khôn lường, cướp đi mạng sống của hàng nghìn người dân mỗi năm, phá hủy nhà cửa, trường học, các công trình hạ tầng nhằm phục vụ đời sống của người dân, nhất là của trẻ em. Ngoài ra, biến đổi khí hậu không chỉ thách thức an ninh lương thực của riêng Việt Nam, mà còn của rất nhiều nước nhập khẩu lương thực từ Việt Nam.

Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc thông qua nghị quyết về quyền trẻ em và biến đổi khí hậu - ảnh 1
Sáng kiến về quyền trẻ em và biến đổi khí hậu đã từng được Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh giới thiệu vào ngày khai mạc khóa họp 13/6 - Ảnh: Quang Hải/TTXVN

Trên cơ sở sáng kiến và đóng góp chủ động, trách nhiệm của Việt Nam, Hội đồng nhân quyền đã đồng thuận thông qua nghị quyết với nội dung chính. Đồng thời khẳng định quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với mối quan hệ giữa quyền trẻ em và biến đổi khí hậu, tổ chức phiên thảo luận chuyên đề về chủ đề này tại Khóa 34 HĐNQ (tháng 3/2017) cũng như yêu cầu các cơ quan LHQ thực hiện các nghiên cứu về chủ đề này. Ngoài 3 nước tác giả, gần 100 nước cũng đăng ký bảo trợ nghị quyết này.

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu