Đoàn công tác Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát tại Đắc Lắc và Đắc Nông

Chia sẻ
(VOV5) - Hai tỉnh cần quan tâm đầu tư cho vùng biên giới, triển khai có hiệu quả các chương trình dự án vào vùng này; thực hiện tốt các chính sách dân tộc tôn giáo, giảm nghèo bền vững cho người dân.
(VOV5) - Hai tỉnh cần quan tâm đầu tư cho vùng biên giới, triển khai có hiệu quả các chương trình dự án vào vùng này; thực hiện tốt các chính sách dân tộc tôn giáo, giảm nghèo bền vững cho người dân.

Đoàn công tác Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát tại Đắc Lắc và Đắc Nông - ảnh 1
Thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông (ảnh: báo Đầu tư)


Chiều 21/3, tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắc Lắc, Đoàn công tác của Ủy ban thường vụ Quốc hội do ông Nguyễn Kim Khoa, ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban quốc phòng và An ninh, làm trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo 2 tỉnh Đắc Lắc, Đắc Nông, giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về kết hợp phát triển kinh tế gắn với đảm bảo quốc phòng an ninh.

Biểu dương sự cố gắng vươn lên của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc ở Đắc Lắc, Đắc Nông trong việc chú trọng phát triển kinh tế xã hội, giữ vững ổn định trật tự an toàn xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, ông Nguyễn Kim Khoa đề nghị Đắc Lắc và Đắc Nông cần chú trọng trọng hơn nữa đến công tác xây dựng nông thôn mới vì tốc độ xây dựng nông thôn mới ở 2 địa phương này còn chậm. Hai tỉnh cũng cần quan tâm đầu tư cho vùng biên giới, triển khai có hiệu quả các chương trình dự án vào vùng này; thực hiện tốt các chính sách dân tộc tôn giáo, giảm nghèo bền vững cho người dân.

Về công tác đảm bảo an ninh biên giới, ông Nguyễn Kim Khoa nhấn mạnh: Hai tỉnh Đắc Lắc và Đắc Nông thuộc tam giác phát triển Campuchia- Lào- Việt Nam, mà cam kết của chính phủ 3 nước, Ủy ban quốc phòng 3 bên đã họp 2 lần về việc này, chúng ta quan hệ đối ngoại tốt, cùng nhau phát triển kinh tế, qua dó mới đẩy lùi các nguy cơ liên quan đến an ninh biên giới. Chủ trương của Việt Nam là phải quan hệ một cách toàn diện, nhưng phải rất linh hoạt để đảm bảo có trọng tâm trọng điểm, xử lý tình huống ngoại giao và tình huống an ninh chính trị cho phù hợp./.

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu