Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp Đại sứ Australia và New Zealand

Chia sẻ
(VOV5) - Chiều nay, 25/4, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã tiếp Đại sứ Australia Craig Chittick và Đại sứ New Zealand  Wendy Matthews  tại Việt Nam.  

(VOV5) - Chiều nay, 25/4, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã tiếp Đại sứ Australia Craig Chittick và Đại sứ New Zealand  Wendy Matthews  tại Việt Nam. 

Hoan nghênh Australia là một trong những nước có quan hệ hợp tác quốc phòng-an ninh rất chặt chẽ và hiệu quả với Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tin tưởng quan hệ đối tác kinh tế giữa hai bên sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới bởi tiềm năng còn rất lớn; đánh giá cao Australia trong bối cảnh thắt chặt chi tiêu, vẫn cam kết ưu tiên dành cho Việt Nam vốn viện trợ phát triển ODA.

 Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp Đại sứ Australia và New Zealand - ảnh 1
Chủ tịch Quốc hội tiếp Đại sứ Australia


Đại sứ Australia Craig Chittick cho biết Australia đã công khai quan điểm của mình, khẳng định quan điểm nhất quán về vấn đề Biển Đông; đề cao việc bảo đảm hòa bình, ổn định, an toàn, an ninh, tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông và thương mại không bị cản trở; giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tôn trọng các tiến trình ngoại giao và pháp lý, tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.

 Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp Đại sứ Australia và New Zealand - ảnh 2
Chủ tịch Quốc hội tiếp Đại sứ New Zealand


Phát biểu tại buổi tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền New Zealand tại Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân mong muốn New Zealand tiếp tục hợp tác, hỗ trợ Việt Nam phát triển bền vững, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa nhiều khó khăn, tập trung vào bình đẳng giới, phụ nữ trẻ em thiệt thòi, chống biến đổi khí hậu, quản lý rủi ro thiên tai.


Chủ tịch Quốc hội khẳng định là quốc gia có biển, lập trường nhất quán của Việt Nam về Biển Đông là các vấn đề liên quan đến lĩnh vực này cần phải được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982.

 

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu