Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Fumio Kishida

Chia sẻ
(VOV5) -  Chủ tịch nước Trần Đại Quang đề nghị Nhật Bản tiếp tục hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực cho lực lượng thực thi pháp luật trên biển, thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư.
(VOV5) -  Chủ tịch nước Trần Đại Quang đề nghị Nhật Bản tiếp tục hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực cho lực lượng thực thi pháp luật trên biển, thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư.


Trong buổi tiếp sáng 6/5, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh Việt Nam và Nhật Bản có nhiều lợi ích chiến lược tương đồng và những quan tâm chung cả trong hợp tác song phương và đa phương. Sự phát triển quan hệ hai nước phù hợp với lợi ích và nguyện vọng của nhân dân hai nước, hai dân tộc, đóng góp cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Fumio Kishida - ảnh 1
Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp thân mật Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Fumio Kishida đang ở thăm chính thức Việt Nam. Ảnh: TTXVN


Chủ tịch nước khẳng định đường lối đối ngoại nhất quán của Việt Nam là tiếp tục coi Nhật Bản là đối tác quan trọng hàng đầu và lâu dài của Việt Nam. Chủ tịch nước Trần Đại Quang đề nghị Nhật Bản tiếp tục hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực cho lực lượng thực thi pháp luật trên biển, thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), nông nghiệp và ứng phó với biến đổi khí hậu…. Chủ tịch nước đề nghị hai bên hợp tác chặt chẽ hơn nữa trên các diễn đàn quốc tế và khu vực về những vấn đề hai bên cùng quan tâm, đề nghị Nhật Bản ủng hộ Việt Nam trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021. 


Về phần mình, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Fumio Kishida khẳng định lập trường của Nhật Bản luôn luôn coi trọng quan hệ hợp tác với Việt Nam, trong đó có những vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm. Ông  Fumio Kishida nhấn mạnh Nhật Bản ủng hộ mạnh mẽ việc giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) và sớm xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu