Quan hệ Việt Nam – Liên minh châu Âu đi vào chiều sâu

Hồng Vân
Chia sẻ
(VOV5)- Hôm nay, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy và Phu nhân kết thúc chuyến thăm chính thức Việt Nam 3 ngày ( từ 31/10 - 2/11) theo lời mời của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Kết quả chuyến thăm Việt Nam đầu tiên kể từ khi 2 bên thiết lập quan hệ ngoại giao (năm 1990) của ông Herman Van Rompuy cho thấy rõ  3 trụ cột kinh tế - thương mại, chính trị và hợp tác phát triển tiếp tục là trọng tâm của quan hệ Việt Nam - Liên minh châu Âu (EU) trong thời gian tới. 
(VOV5)- Hôm nay, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy và Phu nhân kết thúc chuyến thăm chính thức Việt Nam 3 ngày ( từ 31/10 - 2/11) theo lời mời của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Kết quả chuyến thăm Việt Nam đầu tiên kể từ khi 2 bên thiết lập quan hệ ngoại giao (năm 1990) của ông Herman Van Rompuy cho thấy rõ  3 trụ cột kinh tế - thương mại, chính trị và hợp tác phát triển tiếp tục là trọng tâm của quan hệ Việt Nam - Liên minh châu Âu (EU) trong thời gian tới. 

Quan hệ Việt Nam – Liên minh châu Âu đi vào chiều sâu - ảnh 1  Trước hết, về khía cạnh chính trị, trong chuyến thăm Việt Nam lần này, người đứng đầu cơ quan quyền lực nhất của Liên minh châu Âu, ông Herman Van Rompuy đã được các vị lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội Việt Nam đón tiếp. 

Quan hệ Việt Nam – Liên minh châu Âu đi vào chiều sâu - ảnh 2
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiệt liệt chào mừng Ngài Herman Van Rompuy 
sang thăm chính thức Việt Nam (Ảnh: Mạnh Hùng)



Tại các cuộc tiếp xúc, các nhà lãnh đạo Việt Nam đều khẳng định Đảng và Nhà nước Việt Nam kiên trì đường lối đổi mới và chính sách đối ngoại rộng mở, coi trọng việc tăng cường quan hệ hợp tác nhiều mặt với EU. Lãnh đạo 2 bên cũng đồng thuận quan điểm sẽ hợp tác trên các diễn đàn khu vực và quốc tế, nhất là tại Liên Hợp Quốc, Hội nghị Cấp cao Á - Âu (ASEM) và trong khuôn khổ hợp tác ASEAN - EU. Ngoài ra, hai bên nhấn mạnh sự cần thiết bảo đảm an ninh, an toàn và tự do hàng hải ở Biển Đông, ủng hộ giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử (DOC) và sớm đạt được bộ Quy tắc ứng xử (COC).

Quan hệ Việt Nam – Liên minh châu Âu đi vào chiều sâu - ảnh 3

Trong lĩnh vực kinh tế - thương mại, lĩnh vực quan trọng trong quan hệ Việt Nam – EU, qua chuyến thăm này, lãnh đạo Việt Nam và EU nhất trí sẽ tiếp tục khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp 2 bên đầu tư, kinh doanh lâu dài tại thị trường của nhau, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghiệp, hạ tầng cơ sở, giao thông vận tải, năng lượng, tài chính, y tế, du lịch và dịch vụ. EU cũng cam kết hỗ trợ kỹ thuật, thúc đẩy đàm phán để hai bên có thể sớm hoàn tất và ký kết Hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam – EU, thúc đẩy việc sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam. Những định hướng hợp tác trên được đưa ra dựa trên kết quả hợp tác kinh tế song phương ấn tượng trong thời gian qua giữa Việt Nam và EU khi mà Liên minh châu Âu là một trong những bạn hàng, đối tác đầu tư và nhà tài trợ hàng đầu của Việt Nam, và Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 5 của EU trong ASEAN. 

Quan hệ Việt Nam – Liên minh châu Âu đi vào chiều sâu - ảnh 4
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Chủ tịch Hội đồng Châu Âu 
Herman Van Rompuy (Ảnh: Mạnh Hùng) 

Trao đổi thương mại hai chiều năm 2011 đạt trên 24 tỷ USD , từ mức hơn 17 tỷ USD của năm 2010, trong bối cảnh kinh tế thế giới khó khăn, cho thấy xu hướng tích cực và tiềm năng to lớn cần được Việt Nam và EU tiếp tục khai thác. Ngoài ra, việc hai bên ký Hiệp định Đối tác và Hợp tác toàn diện (PCA) và đàm phán vòng 1 Hiệp định tự do thương mại (FTA) hồi tháng 10 vừa qua là những bước đi cụ thể, quan trọng thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế hơn nữa giữa Việt Nam và EU cùng với các nước thành viên. 

Đại sứ, Trưởng đại diện Ủy ban Châu Âu tại Việt Nam, ông Franz Jessen, nhận định:  Bất chấp khủng hoảng, xét về quan hệ thương mại song phương Việt Nam-EU không hề bị tổn hại. Thực tế năm nay chúng ta có thể sẽ còn chứng kiến sự tăng trưởng ngoạn mục trong kim ngạch thương mại hai chiều. Hiện tại, Việt Nam và EU đều là đối tác tốt của nhau nên hai phía cần hướng tới một khu vực tự do mậu dịch có tham vọng hơn, đem lại lợi ích tốt nhất cho hai bên.”.

Quan hệ Việt Nam – Liên minh châu Âu đi vào chiều sâu - ảnh 5

Trong lĩnh vực hợp tác phát triển, với tư cách là nhà cung cấp viện trợ không hoàn lại lớn nhất cho Việt Nam, (tổng vốn ODA cam kết trong giai đoạn 1993- 2011 là hơn 13 tỷ USD), qua chuyến thăm này, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy tiếp tục khẳng định hỗ trợ Việt Nam triển khai hiệu quả các chương trình viện trợ giai đoạn 2011 - 2013 và xác định ưu tiên hợp tác trong giai đoạn 2014 - 2020 trên một số lĩnh vực quan trọng như giảm nghèo, phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. 

Quan hệ Việt Nam – Liên minh châu Âu đi vào chiều sâu - ảnh 6
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy (Ảnh: Bộ Ngoại giao)

Biểu hiện cụ thể đầu tiên của giai đoạn hợp tác mới này là ngay trong chuyến thăm, 2 bên đã ký Hợp đồng tài trợ biến đổi khí hậu năm 2012 trị giá 150 triệu euro, do Ngân hàng Đầu tư Châu Âu tài trợ và Tuyên bố ký Hiệp định tài chính của “Dự án hỗ trợ chính sách thương mại và đầu tư của Châu Âu (EUMUTRAP). Việt Nam và EU cũng nhất trí tăng cường hợp tác chuyên ngành, đặc biệt trong các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, tài nguyên và môi trường, nông nghiệp và phát triển nông thôn….và xây dựng với những cam kết hỗ trợ kỹ thuật cụ thể của EU dành cho Việt Nam. 

n 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu luôn được củng cố để phát triển. Và kết quả chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của người đứng đầu cơ quan quyền lực nhất Liên minh châu Âu kể từ năm 1990 tiếp tục góp phần quan trọng để mối quan hệ này đi vào chiều sâu./. 

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu