Những báo cáo thiếu khách quan, thừa định kiến về nhân quyền Việt Nam

Thu Hoa
Chia sẻ
(VOV5) -Ngày18/4, Nghị viện Châu Âu đã ra nghị quyết về lĩnh vực nhân quyền của Việt nam trong đó đưa ra những thông tin và nhận định cho rằng Việt Nam vi phạm quyền tự do ngôn luận. Tiếp đó, Báo cáo thường niên của Bộ Ngoại giao Mỹ về tình hình nhân quyền năm 2012, công bố một ngày sau đó, trong phần nói về Việt nam, cũng đưa ra thông tin sai lệch về nhân quyền Việt Nam. Đây là những báo cáo không đúng sự thật, một kiểu áp đặt trong quan hệ quốc tế, không phù hợp với xu thế tăng cường quan hệ giữa Việt nam với Hoa kỳ và Liên minh Châu Âu.

(VOV5) -Ngày18/4, Nghị viện Châu Âu đã ra nghị quyết về lĩnh vực nhân quyền của Việt nam trong đó đưa ra những thông tin và nhận định cho rằng Việt Nam vi phạm quyền tự do ngôn luận. Tiếp đó, Báo cáo thường niên của Bộ Ngoại giao Mỹ về tình hình nhân quyền năm 2012, công bố một ngày sau đó, trong phần nói về Việt nam, cũng đưa ra thông tin sai lệch về nhân quyền Việt Nam. Đây là những báo cáo không đúng sự thật, một kiểu áp đặt trong quan hệ quốc tế, không phù hợp với xu thế tăng cường quan hệ giữa Việt nam với Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu.

 

Trong một nghị quyết dài 6 trang, Nghị viện Châu Âu cho rằng Việt Nam đã bỏ tù, tổ chức những phiên toà không công bằng và ra những bản án  với một số blogger của Việt Nam. Nghị quyết nhắc đến những cái tên như Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần và Phan Thanh Hải, những người đã bị toà án của Việt Nam tuyên phạt án tù với tội danh “tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” và cho rằng Việt Nam kiểm soát internet và blog, làm ảnh hưởng tới việc người dân thể hiện quan điểm cũng như sự bất đồng một cách công khai. Còn Báo cáo thường niên của Bộ Ngoại giao Mỹ, dường như đã bị chi phối bởi thành kiến chính trị, dựa trên những thông tin sai lệch một cách có chủ ý về Việt Nam, tiếp tục coi Việt Nam: “Là một nhà nước chuyên chế”, mà ở đó, “Quyền chính trị của công dân, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tôn giáo bị hạn chế…”

 

Trong khi tự cho mình cái quyền được phán xét về nhân quyền của các quốc gia, trong đó có Việt nam, Hoa kỳ từ trước đến nay lại cố tình làm ngơ trước những vi phạm nhân quyền ở chính đất nước mình. Có thể thấy trong nội tại đời sống xã hội Hoa kỳ cũng có những vấn đề nhân quyền, điển hình là tình trạng tội ác liên quan đến súng đạn đang là mối đe dọa nghiêm trọng đến đời sống và an toàn cá nhân của người dân Mỹ. Nhưng do bị chi phối bởi nhóm lợi ích, Chính phủ đã không có những biện pháp hiệu quả kiểm soát súng đạn, dẫn đến số người chết do những vụ xả xúng như cơm bữa, đã lên tới hàng chục, hàng trăm người thương vong mỗi năm. Theo thống kê, Mỹ đứng ở vị trí dẫn đầu về số người chết do bạo lực trong số 17 quốc gia phát triển. Ngoài ra, tình trạng đói nghèo ở Mỹ đã trở nên tồi tệ hơn kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và khoảng cách giàu nghèo tiếp tục tăng. Trong khi đó, Mỹ thường xuyên vi phạm nhân quyền ở các nước khác bằng nhiều sự can thiệp chủ quyền an ninh quốc gia. Từ năm 2001 đến 2011, cuộc chiến chống khủng bố mà Mỹ phát động tại Iraq và Apganistan đã làm 14.000 - 110.000 người thiệt mạng mỗi năm. Hoa kỳ đã bị các quốc gia phản ứng mạnh mẽ, dẫn đến việc nước này bị loại khỏi Ủy ban Nhân quyền Quốc tế, tại khóa họp thứ 57 của Uỷ ban nhân quyền Liên hiệp quốc tại Gieveve  từ ngày 19 tháng 3 đến ngày 3 tháng 5 năm 2011.

 

Trở lại với những báo cáo và Nghị quyết của Hoa kỳ và Nghị viện Châu Âu về nhân quyền Việt Nam. Thời gian qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, đáng tự hào trong việc đảm bảo quyền con người trên tất cả các lĩnh vực từ dân sự đến chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội. Đó là những thành tựu không thể phủ nhận trong việc thực hiện hiệu quả các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ, giảm nhanh tỷ lệ đói nghèo, nâng cao mức sống mọi mặt cho người dân, thực hiện hiệu quả các công ước về bảo đảm quyền phụ nữ, trẻ em. Chỉ số phát triển con người của Việt Nam những năm gần đây cũng liên tục tăng. Báo cáo về phát triển con người năm 2013 của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) công bố hôm 17-4, cho thấy Việt Nam là nước đứng thứ ba trong ASEAN về chỉ số bình đẳng giới, đồng thời đứng thứ 48 trên toàn thế giới về chỉ số này. Không những thế, mọi quyền của  công dân Việt Nam, trong đó có quyền làm chủ, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do tôn giáo... đều được Nhà nước Việt Nam bảo đảm trong Hiến pháp và pháp luật.

 

Như vậy, với những vụ việc riêng lẻ, không đủ đại diện cho vấn đề nhân quyền của Việt Nam được dẫn trong các báo cáo, cả Hoa Kỳ và Nghị viện châu Âu đã tỏ ra thiếu khách quan về vấn đề này. Cả Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu hiện đều thực hiện cơ chế đối thoại nhân quyền với Việt Nam và mọi khác biệt trong nhận thức về tình hình nhân quyền ở mỗi quốc gia đều đã được các bên trao đổi thẳng thắn trên tinh thần xây dựng tại các cuộc đối thoại này. Thế nên, việc cố tình dẫn những trường hợp vi phạm pháp luật để phê phán Việt Nam đã chứng tỏ sự định kiến có chủ ý của cả Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu khi tiếp cận vấn đề nhân quyền của Việt Nam.

 

Thực tế là giữa Việt Nam và Hoa kỳ và Liên minh Châu Âu, cũng như giữa Hoa kỳ, Liên minh Châu Âu với nhiều quốc gia khác trên thế giới đã và đang tồn tại những khoảng cách nhất định về nhân quyền. Điều này có nhiều nguyên nhân, do sự khác biệt về văn hoá, về truyền thống lịch sử, trình độ phát triển… Và việc thực hiện nhân quyền ở mỗi nước phải dựa trên những đặc thù lịch sử, văn hoá, tôn giáo, tín ngưỡng, điều kiện kinh tế xã hội ở mỗi nước. Vì vậy, trên bình diện quốc tế và xét ở góc độ chủ quyền của mỗi nước, không một quốc gia nào có thế là hình mẫu về nhân quyền cho các quốc gia khác. Cả Hoa kỳ và Liên minh Châu Âu đã hoàn toàn sai trái khi áp đặt tiêu chuẩn nhân quyền của mình đối với Việt Nam. Điều này không phù hợp với tiến trình tăng cường đối thoại để hiểu biết về vấn đề nhân quyền giữa Việt Nam với các nước, cản trở tiến trình phát triển quan hệ mọi mặt giữa Việt Nam với Hoa kỳ và Liên minh Châu Âu./.

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu