Dự án Luật nhà ở (sửa đổi): Phù hợp Hiến pháp về quyền con người, thúc đẩy hội nhập quốc tế

Chia sẻ
(VOV5) - Luật nhà ở (sửa đổi) là một trong những nội dung được thảo luận trong phiên họp thứ 26 của Ủy ban thường vụ Quốc hội diễn ra trong tuần. 

(VOV5) - Luật nhà ở (sửa đổi) là một trong những nội dung được thảo luận trong phiên họp thứ 26 của Ủy ban thường vụ Quốc hội diễn ra trong tuần.


Luật nhà ở (sửa đổi) là một trong những nội dung được thảo luận trong phiên họp thứ 26 của Ủy ban thường vụ Quốc hội diễn ra trong tuần. Nhiều ý kiến tán thành chủ trương nới lỏng điều kiện cho người nước ngoài sở hữu nhà song song với đó là đảm bảo quyền có nhà ở của người Việt Nam, phù hợp với Hiến pháp 2013 về quyền con người, quyền công dân. Theo Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi),  tổ chức, cá nhân nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam cũng có quyền sở hữu nhà ở tại các dự án. Thời hạn sở hữu đối với tổ chức tối đa không quá thời hạn ghi trong Giấy chứng nhận đầu tư. Với cá nhân, thời hạn sở hữu là 50 năm và có thể gia hạn thêm. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có các quyền và nghĩa vụ như công dân trong nước như sở hữu nhà ở không hạn chế về số lượng đồng thời được phép bán, tặng, cho, thế chấp, thừa kế.....

 Thúc đẩy hội nhập quốc tế

Bộ trưởng Bộ xây dựng Trịnh Đình Dũng cho rằng mở rộng điều kiện mua, sở hữu  nhà đối với kiều bào và người nước ngoài để thu hút nguồn lực, nhân tài…Điều này phù hợp với thông lệ quốc tế, góp phần thúc đẩy hội nhập kinh tế.


Dự án Luật nhà ở (sửa đổi): Phù hợp Hiến pháp về quyền con người, thúc đẩy hội nhập quốc tế   - ảnh 1
Theo dự luật kinh doanh bất động sản (sửa đổi), các đối tượng người nước ngoài được mua nhà tại VN sẽ được mở rộng hơn. Trong ảnh: dự án Hoàng Anh Thanh Bình (Q.7, TP.HCM) mở bán block B - Ảnh: Quang Định


Tán thành chủ trương mở rộng cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam được quyền sở hữu nhà ở, Chủ nhiệm Ủy ban quốc phòng và an ninh của Quốc hội Nguyễn Kim Khoa cho rằng: Tôi đồng ý mở rộng đối với trường hợp người nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Nhưng đối với Việt Nam định cư ở nước ngoài với tư cách là người nước ngoài phải có quy định khác để theo quan điểm chính sách đối ngoại và Hiến pháp mới. Đối với người nước ngoài còn lại và người không quốc tịch thì cần phân loại người nước ngoài không quốc tịch đang tạm  trú ở Việt Nam. Người nước ngoài đang tạm trú tại Việt Nam và có đủ điều kiện thì xem xét thì có thể cho thường trú và được quyền có nhà ở.


Tuy nhiên một số ý kiến cho rằng trong lĩnh vực này, cần thêm quy định nhằm bảo đảm an ninh chính trị đất nước, nhất là tại địa bàn, khu vực trọng yếu. Theo Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Quốc hội Phan Trung Lý, cần có thêm quy định không được mua nhà ở tại các khu vực đặc biệt, hạn chế về số lượng nhà ở được mua trong một khu vực.

Về quy định của dự án Luật nhà ở sửa đổi đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu cho rằng Hiến pháp đã khẳng định người Việt Nam định cư ở nước ngoài là một bộ phận không thể tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Vì vậy những quy định của dự án Luật nhà ở sửa đổi phải phù hợp với quy định này, tránh sự phân biệt.

 Phải đảm bảo quyền công dân đối với nhà ở  theo Hiến pháp 2013

Luật nhà ở cần có các chính sách khuyến khích phát triển nhà ở xã hội để người dân có nhà ở cũng như phù hợp với Hiến pháp mới về quyền con người, quyền công dân.

Dự án Luật nhà ở (sửa đổi): Phù hợp Hiến pháp về quyền con người, thúc đẩy hội nhập quốc tế   - ảnh 2
Giờ học tiếng Mông của học sinh lớp 5, Trường Tiểu học Lao Chải, huyện Sa Pa (Lào Cai). Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)


Theo Chủ nhiệm Ủy ban dân nguyện của Quốc hội Nguyễn Đức Hiền, Việt Nam cần tạo cơ chế, chính sách động bộ để thu hút chủ đầu tư các chủ đầu tư các dự án kinh doanh bất động sản tham gia nhiều hơn để người dân được thụ hưởng nhiều hơn các phúc lợi xã hội. Tuy nhiên trong dự thảo luật cần quy định rõ thêm,những ưu đãi, cơ chế để khắc phục những hạn chế về nhà ở xã hội thời gian qua. Thứ hai nữa là Nhà nước có cơ chế đầu tư như hàng năm trích ngân sách phát triển nhà ở tổng thể, trong đó có nhà ở xã hội. Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội Trương Thị Mai cho rằng: Quan điểm đầu tiên là phải đảm bảo quyền công dân đối với nhà ở  theo Hiến pháp 2013. Quyền này Nhà nước phải có trách nhiệm. Tôi đề nghị trong việc đầu tư cho nhà ở xã hội mà giao cho tổ chức, cá nhân không phải Nhà nước tiến hành thì phải minh bạch, giá trị nhà ở phải tính đúng, tính đủ.


Những năm gần đây, Nhà nước có nhiều chính sách về nhà ở đối với  hộ nghèo, khó khăn, các đối tượng chính sách… Việc dự án Luật nhà ở sửa đổi lần này  nới rộng thêm quyền về nhà ở cho người nước ngoài ở Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài cũng như đảm bảo quyền có nhà ở cho người Việt Nam góp phần điều chỉnh toàn diện hơn trong lĩnh vực nhà ở, phù hợp với Hiến pháp 2013 và thúc đẩy hội nhập quốc tế./.

         

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu