Các nhà địa lý và hàng hải Phương Tây từng khẳng định: Hoàng Sa thuộc Việt Nam

Trần Đức Anh Sơn
Chia sẻ
(VOV5) - Trong bản đồ của phương Tây xuất bản năm 1827, bên phải hình vẽ quần đảo Paracels là ô hình chữ nhật, chiếm 1/3 diện tích tờ bản đồ, ghi dòng chữ Empire d'An-nam (Đế chế An Nam)
(VOV5) - Hơn 140 bản đồ được các nhà địa lý, nhà hàng hải, nhà bản đồ học ở các nước phương Tây xuất bản trong thế kỷ XVI – XIX, có vẽ hoặc ghi chú địa danh Paracel/Paracels/Pracel/Parcel Islands (quần đảo Hoàng Sa).  Điều này góp phần chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.  Biên tập viên Đài TNVN giới thiệu những nghiên cứu về nội dung này của Tiến sỹ Trần Đức Anh Sơn, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội Đà Nẵng.

Các nhà địa lý và hàng hải Phương Tây từng khẳng định: Hoàng Sa thuộc Việt Nam - ảnh 1
Các nhà địa lý và hàng hải Phương Tây từng khẳng định: Hoàng Sa thuộc Việt Nam

Trên những tấm bản đồ này, Paracels thường được miêu tả như "lưỡi dao" dài, kéo dọc suốt ngoài khơi đối diện với bờ biển Việt Nam. Phần đầu của "lưỡi dao" ở phía bắc thường ghi các địa danh: I. des baixos Cachina, I. da Pracell, I. de Pracel, Doa Tavaquero, Paracel Islands, Paracel, Paracels, Pracel, Parcels... Phần cuối của "lưỡi dao" ở phía nam thường ghi là Pullo Sissir do Mar ( tức là Cù Lao Thu, ở vùng biển Bình Thuận ngày nay). Còn vùng bờ biển đối diện với quần đảo này (vùng duyên hải miền Trung Việt Nam ngày nay) thì được ghi là Costa da Paracel, Coste de Pracel (bờ biển Hoàng Sa).

Những bản đồ nguyên gốc, mang tính khoa học lịch sử
Một là bản đồ Cabo Comorim, Japao, Moluco e Note in Atlas nằm trong bộ bản đồ thế giới gồm 18 bức, do Fernão Vaz Dourado, người Bồ Đào Nha vẽ năm 1571. Điểm đầu ở phía bắc quần đảo Paracels được ghi là I. des baixos Cachina (Đảo thuộc bãi đá ngầm Giao Chỉ), điểm cuối ở phía nam ghi là Pulo Sissi (Cù Lao Thu). Giữa hai điểm đầu và cuối này còn có các cụm đảo được định danh rõ ràng như Pulo Campello (Cù Lao Chàm), Pulo Catão (Cù Lao Ré), Pulo Cambi (Cù Lao Xanh)... Vùng đất trong bờ song song với Pracel được ghi chú là Costa da Pracel.

Hai là bản đồ do nhà hàng hải người Bồ Đào Nha Fernão Vaz Dourado vẽ năm 1576, được tái bản vào các năm 1843 và 1847. Hình vẽ quần đảo Hoàng Sa trên bản đồ này được ghi tên là I. da Pracell, bao trùm cả quần đảo Trường Sa, nhưng có sự phân biệt với các đảo: P.Champello (Cù Lao Chàm), P.Cotao (Cù Lao Ré), P.Cambiz (Cù Lao Xanh)...

Ba là bản đồ do nhà địa lý người Hà Lan là Van Langren vẽ vào năm 1595. Đây là một trong những bản đồ phương Tây sớm nhất có vẽ quần đảo Paracel rất chi tiết, phong phú và toàn diện. Trên bản đồ này, quần đảo Hoàng Sa được ghi tên là I. de Pracel. Còn vùng bờ biển ở phía tây song song với quần đảo Hoàng Sa thì được ghi tên là Costa de Pracel.

Bốn là bản đồ India Orientalis (Đông Ấn Độ) do Jodocus Hondius I vẽ năm 1613. Trên bản đồ này, cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được vẽ nối liền với nhau, như hình "lưỡi dao" và được đặt tên chung là Pracel. Vùng bờ biển đối diện với Pracel ở phía tây cũng được ghi tên là Costa de Pracel.

Năm là bản đồ Partie de la Cochinchine trong bộ Atlas Universel (6 tập) do nhà địa lý học người Bỉ Philippe Vandermaelen biên soạn, xuất bản vào năm 1827. Bản đồ này thuộc trong tập 2 (châu Á), vẽ vùng bờ biển miền Trung Việt Nam kéo dài từ vĩ tuyến 120B đến vĩ tuyến 160B, gồm các vùng: Kinh-Kang (Bình Khang, tên cũ của tỉnh Khánh Hòa) với các địa danh: Carmraigne havre (cảng Cam Ranh), Nhiatrang (Nha Trang); Quin-hone (Quy Nhơn  Sáu là An Nam đại quốc họa đồ do Giám mục người Pháp Jean Louis Taberd vẽ năm 1838. Tên bản đồ được ghi bằng chữ Hán, chữ Quốc ngữ và chữ La-tinh, nhưng các địa danh trên bản đồ chỉ viết bằng chữ Quốc ngữ và La-tinh. Hình vẽ quần đảo Hoàng Sa trên bản đồ này có tọa độ gần chính xác như hiện trạng, cùng với dòng chú thích: "Paracel seu Cát vàng" (Paracel tức là Cát vàng). Trong bài viết Note on the Geography of CochinChina (Chú dẫn địa lý Việt Nam) in trong The Journal of the Asiatic Society of Bengal (Tập san của Hội châu Á ở Bengal), tập 6, phần II, xuất bản năm 1837, Giám mục Taberd xác nhận: "Paracel, hay Pracel, tức là Hoàng Sa - Cồn Vàng, thuộc về CochinChina (Việt Nam)".

Hoàng Sa là thuộc Việt Nam
Cách ghi danh trên các bản đồ cổ của Phương Tây chứng tỏ từ thế kỷ XVI, các nhà hàng hải Bồ Đào Nha đã chỉ ra mối liên hệ về mặt địa lý giữa vùng bờ biển Đàng Trong với quần đảo Hoàng Sa và với các đảo Cù Lao Chàm, Cù Lao Ré, Cù Lao Xanh... Đặc biệt, trong bản đồ xuất bản năm 1827, bên phải hình vẽ quần đảo Paracels là ô hình chữ nhật, chiếm 1/3 diện tích tờ bản đồ, ghi dòng chữ Empire d'An-nam (Đế chế An Nam) giới thiệu tóm tắt về vương quốc An Nam theo từng tiểu mục: Phisique (Hình thế), Politique (Thể chế chính trị), Statistique (Thống kê) và Minéralogie (Khoáng vật). Từ cách đặt tên tờ bản đồ là Partie de la Cochinchine, cách thể hiện các địa danh trên đất liền, các đảo ven bờ biển và quần đảo Paracels ở ngoài khơi vùng biển Việt Nam, cách giới thiệu về vương quốc An Nam lúc bấy giờ, cũng như việc xếp tờ bản đồ này vào nhóm bản đồ miêu tả hình thế và vị trí địa lý của Việt Nam đương thời trong bộ Atlas Universel, chứng tỏ tác giả bộ Atlas này đã ghi nhận Paracels (quần đảo Hoàng Sa) là một phần lãnh thổ của vương quốc An Nam lúc đó.

Rõ ràng là từ thế kỷ XVI, các nhà địa lý và nhà hàng hải phương Tây đã vẽ bản đồ vùng biển Hoàng Sa và đã định danh Pracel (hay Parcel, Paracels) trên tấm bản đồ để chỉ quần đảo mà người Việt gọi là Bãi Cát Vàng hay Hoàng Sa. Đồng thời, họ cũng định danh vùng bờ biển đối diện với quần đảo Pracel (Parcel, Paracels) ở phía Tây là Costa de Pracel hay Coste de Paracels (Bờ biển Hoàng Sa) như một sự thừa nhận quần đảo này thuộc về lãnh thổ của quốc gia nằm ở bờ biển phía Tây là Annam/Cauchi-China/CochinChine/Cochin-China, chính là Việt Nam ngày nay./.

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu