Theo báo cáo mới của Chương trình phát triển Liên hợp quốc (LHQ), tỷ lệ nghèo của Việt Nam đã giảm từ 18,1% năm 2012 xuống còn 4,4% năm 2021. Trong khi đó, tỷ lệ nghèo đa chiều của Việt Nam giảm liên tục và đáng kể, từ 18,1% năm 2012 xuống 4,4% trong năm 2021.
Việt Nam đang là nước tiên phong trong giảm nghèo đa chiều, tiêu chí không chỉ dựa trên thu nhập mà cả các yếu tố khác mà con người cần cho cuộc sống. Việt Nam đã đưa nghèo đa chiều vào mặc định chính sách và đưa ra các mục tiêu rất cụ thể. Ngoài ra, Việt Nam thay đổi liên tục đánh giá chuẩn nghèo để người dân được hưởng lợi từ chính sách nhiều hơn nữa.
Ông Ousmane Dione, chuyên gia của Ngân hàng thế giới (WB), cho rằng: "Tỷ lệ giảm nghèo của Việt Nam đã giảm xuống dưới 10% và tỷ lệ cực nghèo cũng đã giảm mạnh xuống dưới 3%, ít hơn cả tỷ lệ chuẩn của quốc tế. Điều này phản ánh sự thành công của một quốc gia đối với công cuộc giảm đói nghèo".
Thành tựu giảm nghèo trong những năm qua là kết quả của những đổi mới trong phương pháp hỗ trợ người nghèo của Chính phủ Việt Nam, đặc biệt là quan điểm nhất quán luôn lấy con người là trung tâm của sự phát triển, để không ai bị bỏ lại phía sau.