Việt Nam chính thức trở thành nước có định danh điện tử quốc gia

Chia sẻ
(VOV5) - Ngày 18/07/2022, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an) chính thức công bố ứng dụng định danh điện tử (VNeID).

Ngày 18/07/2022, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an) chính thức công bố ứng dụng định danh điện tử (VNeID).

Bắt đầu từ ngày này, lực lượng công an thực hiện phê duyệt tài khoản cho những người đã đăng ký. Đây là một bước tiến mới, đưa Việt Nam chính thức là một trong những nước có định danh điện tử quốc gia.

Việt Nam chính thức trở thành nước có định danh điện tử quốc gia - ảnh 1Căn cước công dân có thể sử dụng thay thế Giấy phép lái xe. Ảnh: nhandan.vn

Ứng dụng VNeID được triển khai nằm trong lộ trình thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn 2030 được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành từ đầu năm 2022.

Đề án hướng đến các mục tiêu ứng dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, hệ thống định danh và xác thực điện tử, thẻ căn cước công dân gắn chíp điện tử trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 để phục vụ 5 nhóm tiện ích gồm: Phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến; Phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; Phục vụ công dân số; Hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư và Phục vụ chỉ đao, điều hành của lãnh đạo các cấp.

Căn cước công dân điện tử có giá trị tương đương thẻ căn cước công dân gắn chip vật lý, có thể phục vụ cơ quan chức năng, công dân sử dụng trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính mà không cần xuất trình thẻ căn cước công dân gắn chip. 

Tài khoản định danh điện tử VNeID là tập hợp gồm tên đăng nhập (là mã số định danh cá nhân của công dân), mật khẩu (được gửi qua tin nhắn SMS cho mỗi cá nhân), được tạo lập bởi hệ thống định danh và xác thực điện tử của Bộ Công an.

Công dân khi sử dụng tài khoản định danh điện tử để thực hiện các dịch vụ công sẽ giảm bớt các thủ tục xác minh thông tin, có thể chia sẻ thông tin của mình để tạo tài khoản ngân hàng, tài chính, viễn thông…; thông tin tự điền vào các biểu mẫu đăng ký mà không cần phải khai báo, điền nhiều lần như trước đây. Đặc biệt, với tài khoản định danh điện tử, thông tin của công dân sẽ được bảo mật, chính xác và duy nhất, vì những thông tin này được xác thực từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư - là dữ liệu gốc được Bộ Công an quản lý.

Hiện nay, công dân có thể đăng ký và sử dụng các tiện ích từ tài khoản định danh điện tử thông qua ứng dụng VneID do Bộ Công an xây dựng. Khi đăng ký tài khoản, thông tin trên thẻ căn cước công dân gắn chip sẽ được tích hợp, tạo thành một thẻ căn cước công dân điện tử.
Căn cước công dân điện tử có giá trị tương đương thẻ căn cước công dân gắn chip vật lý, có thể phục vụ cơ quan chức năng, công dân sử dụng trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính mà không cần xuất trình thẻ căn cước công dân gắn chip.
Đối với việc phát triển ứng dụng định danh điện tử, vấn đề bảo vệ dữ liệu cá nhân cho công dân, bảo đảm an ninh an toàn thông tin trên không gian mạng là một trong những công việc được Thủ tướng Phạm Minh Chính đặc biệt lưu ý các cơ quan chức năng.
5 nhóm tiện ích gồm: Phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến; Phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; Phục vụ công dân số; Hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư và Phục vụ chỉ đao, điều hành của lãnh đạo các cấp. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: "Bộ Công an phải bảo đảm dữ liệu dân cư chính xác và luôn được bổ sung, cập nhật thường xuyên, bảo đảm "đúng, đủ, sạch, sống"; duy trì liên tục tính kết nối, liên thông, chia sẻ dữ liệu; bảo đảm an ninh, an toàn, bảo vệ dữ liệu cá nhân theo đúng quy định của pháp luật. Cần thực hiện quyết liệt, mang lại hiệu quả rõ nét".

Cũng trong quá trình thiết kế hệ thống Định danh và xác thực điện tử, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội đã tham khảo, nghiên cứu mô hình của các nước trên thế giới, làm việc với các chuyên gia hàng đầu trong nước và quốc tế; khảo sát, đánh giá và làm việc với các bộ, ngành. Bộ Công an đã tìm hiểu các hệ thống Định danh điện tử trên thế giới như: mô hình tập trung (mô hình một cung cấp dịch vụ danh tính số duy nhất với các nước đã áp dụng điển hình như Ấn Độ, Singapore, Estonia), mô hình liên hiệp danh tính (có hai hay nhiều nhà cung cấp danh tính thu thập, lưu trữ, quản lý thông tin định danh, một số nước thuộc Liên minh châu Âu đã triển khai liên hiệp định danh với tiêu chuẩn eIDAS), mô hình phân tán (đang trong giai đoạn nghiên cứu và thử nghiệm).

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu