Phục hồi và phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm của Đảng Cộng sản Việt Nam

Chia sẻ
(VOV5) - Việt Nam là một điểm sáng trong “bức tranh xám màu” của kinh tế toàn cầu.

Sáng nay (12/12), tại Hà Nội Ban Tuyên giáo Trung ương, phối hợp cùng Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Uỷ Ban Kinh tế của Quốc hội, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức Diễn đàn Kinh tế Việt Nam qua nửa nhiệm kỳ Đại hội XIII (2020-2025) của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tại diễn đàn, các ý kiến của các diễn giả, nhà khoa học, chuyên gia kinh tế cho rằng ngay sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, bên cạnh những thời cơ, thuận lợi, đất nước đứng trước nhiều khó khăn, khách thức, có những việc chưa từng có tiền lệ. Trong bối cảnh đó, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã được triển khai quyết liệt, cụ thể hóa thành các nghị quyết chuyên đề, các chương trình hành động thiết thực, giúp phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy phục hồi và phát triển phát triển kinh tế... 

Phục hồi và phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm của Đảng Cộng sản Việt Nam - ảnh 1Các đại biểu tham dự Diễn đàn. Ảnh: dangcongsan.vn

Phó Giáo sư, Tiến sỹ Vũ Trọng Lâm, Giám đốc, Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, nhấn mạnh: Phục hồi và phát triển kinh tế là một nhiệm vụ trọng tâm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong nửa đầu nhiệm kỳ vừa qua:Việt Nam là một điểm sáng trong “bức tranh xám màu” của kinh tế toàn cầu. Cụ thể, năm 2021, tăng trưởng GDP đạt 2,56%, trong khi nhiều nền kinh tế trên thế giới tăng trưởng âm; năm 2022, tăng trưởng GDP đạt 8,02%, mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2011 - 2022. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu đạt mức kỷ lục 732 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2021. Việt Nam tiếp tục nằm trong nhóm 25 nền kinh tế hàng đầu thế giới về thương mại. Dự báo năm nay, tăng trưởng GDP đạt khoảng trên 5%, mặc dù thấp hơn chỉ tiêu đề ra (khoảng 6,5%) nhưng vẫn là mức khá cao so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.

Phục hồi và phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm của Đảng Cộng sản Việt Nam - ảnh 2PGS.TS. Vũ Trọng Lâm, Giám đốc - Tổng Biên tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát biểu đề dẫn. Ảnh:  dangcongsan.vn

Các ý kiến cũng cho rằng trong bối cảnh mới, Việt Nam cần phát huy những kết quả, bài học kinh nghiệm đã đạt được; tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy, xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển kinh tế bền vững; tiếp tục hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, xã hội số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu