Truyền thông chính sách và năng lực tiếp nhận của công chúng”

Chia sẻ
(VOV5) -Truyền thông chính sách lấy công chúng làm trung tâm không chỉ hướng tới quyền được biết, mà còn thúc đẩy quyền được bàn của người dân. Chỉ khi người dân được tiếp cận với thông tin, người dân mới có khả năng tham gia thảo luận các lựa chọn chính sách. 

Ngày 8/11, tại Trụ sở Văn phòng Quốc hội, diễn ra Hội thảo khoa học quốc tế “Truyền thông chính sách và năng lực tiếp nhận của công chúng” do Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Báo Đại biểu nhân dân và Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) đồng tổ chức. Hội thảo có sự tham gia của các chuyên gia Việt Nam và Hàn Quốc trong các lĩnh vực hoạch định, truyền thông và giảng dạy chính sách. Với cách tiếp cận lấy công chúng làm trung tâm, hội thảo tìm kiếm những sáng kiến, giải pháp để gắn kết người dân trong quá trình chính sách, từ đó nâng cao hiệu quả truyền thông chính sách.

Truyền thông chính sách và năng lực tiếp nhận của công chúng” - ảnh 1

Hội thảo khoa học quốc tế “Truyền thông chính sách và năng lực tiếp nhận của công chúng”. Ảnh: Trần Quỳnh

Hội thảo gồm 2 phiên với 10 tham luận do các chuyên gia Việt Nam và Hàn Quốc trình bày. Phiên 1 tập trung vào kinh nghiệm của Việt Nam và Hàn Quốc trong truyền thông chính sách lấy công chúng làm trung tâm. Phiên 2 tập trung vào các giải pháp và sáng kiến nhằm tăng cường sự tham gia của công chúng trong quá trình chính sách.

Tại Hội thảo, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trương Ngọc Nam, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho rằng: “Truyền thông chính sách lấy công chúng làm trung tâm không chỉ hướng tới quyền được biết, mà còn thúc đẩy quyền được bàn của người dân. Chỉ khi người dân được tiếp cận với thông tin, người dân mới có khả năng tham gia thảo luận các lựa chọn chính sách. Trên phương diện này, được biết không chỉ là quyền lợi, nhu cầu của người dân, mà còn là yêu cầu đặt ra đối với các cơ quan có trách nhiệm giải trình chính sách. Ở mức độ cao hơn, chỉ khi những đóng góp của người dân được lắng nghe và xem xét một cách hợp lý công chung mới thực sự là trung tâm của quá trình chính sách.”

Nhiều ý kiến trao đổi tại hội thảo tập trung vào điều kiện tiếp nhận chính sách của công chúng hiện nay. Hội thảo cũng làm rõ tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực tiếp nhận thông tin của công chúng trong bối cảnh bùng nổ công nghệ và truyền thông xã hội như hiện nay.

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu