Đảm bảo thúc đẩy bình đẳng giới trong Bộ Luật lao động (sửa đổi)

Chia sẻ
(VOV5) -Việc sửa đổi luật Lao động sẽ tăng cường khuôn khổ pháp lý của Việt Nam trong việc thúc đẩy bình đẳng giới và bảo đảm quyền của lao động nữ,

Sáng 19/10, tại Hà Nội, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp với Đại sứ quán Australia và Cơ quan phụ nữ Liên hợp quốc (UN Women) tổ chức Hội thảo tham vấn “Thúc đẩy bình đẳng giới trong sửa đổi Bộ luật Lao động”.

Phát biểu tại hội thảo, bà Nguyễn Thị Hà, Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội khẳng định Bộ luật Lao động 2012 được tiếp tục sửa đổi để bổ sung các chế định mới nhằm thể chế hóa Hiến pháp năm 2013 về quyền con người trong lĩnh vực lao động, quan hệ lao động và thị trường lao động. Về cơ bản, Bộ luật Lao động hiện hành đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giới, có biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới.

 Đảm bảo thúc đẩy bình đẳng giới trong Bộ Luật lao động (sửa đổi) - ảnh 1Hội thảo 'Tham vấn về thúc đẩy bình đẳng giới trong sửa đổi Bộ luật lao động' 

Bà Astrid Bant, quyền điều phối viên của Liên hợp quốc tại Việt Nam, cho rằng mặc dù đã có nhiều bằng chứng cho thấy Việt Nam đã thu hẹp khoảng cách về giới nhưng trong bối cảnh hội nhập quốc tế cũng như cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đây là thời điểm Việt Nam thực hiện bước tiến tốt hơn nữa để phát triển nền kinh tế, dựa vào năng suất lao động cao và tạo ra việc làm thỏa đáng.

Việc sửa đổi luật Lao động sẽ tăng cường khuôn khổ pháp lý của Việt Nam trong việc thúc đẩy bình đẳng giới và bảo đảm quyền của lao động nữ, đảm bảo việc làm thỏa đáng cho lao động Việt Nam, xây dựng được lực lương lao động ổn định, có chất lượng cao trong thế giới đang có nhiều thay đổi. Các cơ quan Liên hợp quốc tiếp tục cam kết hỗ trợ Việt Nam tăng cường khả năng chống chịu của Việt Nam trước những cuộc khủng hoảng kinh tế cũng như tận dụng được cơ hội của cuộc cách mạng 4.0, thúc đẩy bình đẳng giới.”

Các đại biểu tham dự hội thảo đã đưa ra những ý kiến góp ý về các quy định nhằm đảm bảo và thúc đẩy bình đẳng giới trong lần sửa đổi Bộ luật này; nhấn mạnh những lợi ích của bình đẳng giới trong lao động và những nỗ lực giải quyết vấn đề bình đẳng.

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu