Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hoá Việt Nam”, nơi hội tụ nét đẹp ba miền

Bảo Trang
Chia sẻ
(VOV5) - Tại đây, nhiều chương trình hoạt động đã được tổ chức nhằm giới thiệu, quảng bá, tôn vinh các giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể của các dân tộc Việt Nam, tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc. 
(VOV5) - Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hoá Việt Nam” năm 2016 do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc tổ chức đang diễn ra tại Làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội. Tại đây, nhiều chương trình hoạt động đã được tổ chức nhằm giới thiệu, quảng bá, tôn vinh các giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể của các dân tộc Việt Nam, tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc. 

Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hoá Việt Nam”, nơi hội tụ nét đẹp ba miền - ảnh 1

Nghe âm thanh bài viết tại đây:




Đêm khai mạc Tuần lễ Đại đoàn kết các dân tộc – Di sản văn hóa Việt Nam diễn ra trong một không gian lung linh sắc màu. Với carnaval “Con đường văn hóa”, người xem được trải nghiệm không gian văn hóa hội tụ đủ đầy các sắc màu dân tộc, vùng miền từ Bắc vào Nam. Các tiết mục trong đêm hội tái hiện những lễ hội độc đáo, những buổi chợ phiên, những bài hát then đàn tính, điệu xòe của miền núi phía Bắc, những khúc ca nhẹ nhàng, trầm mặc của xứ Huế mộng mơ, hay không gian văn hóa cồng chiêng của vùng đất Tây Nguyên hùng vĩ, những bản tài tử của miệt vườn sông nước Nam Bộ, những màn kịch múa Rô băm, dù kê của đồng bào Khmer…

Đối với đồng bào các dân tộc, đây là dịp họ được giao lưu và hiểu hơn về những giá trị văn hóa độc đáo trong đời sống sinh hoạt của cộng đồng các dân tộc khi cùng tụ hội về ngôi nhà chung này. Nghệ nhân Lâm Thị Hương, đến từ Sóc Trăng chia sẻ: "
Đến đây tôi đã tiếp khách với những điệu múa của dân tộc Khmer như múa rô-băm, múa lăm vông, múa saravan… Quý khách rất thích, và khen những điệu múa của dân tộc chúng tôi. Điệu múa Rô-băm đã ra đời trên 200 năm trước, tới nay đã là 5 thế hệ. Chúng tôi cũng giới thiệu những sản phẩm khác như bánh pía, bánh chưng, bánh tét… Chúng tôi rất phấn khởi khi được đến đây để phát huy bản sắc dân tộc của mình, được giao lưu với các nghệ nhân, các dân tộc".

Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc Di sản văn hóa Việt Nam”năm 2016 bao gồm 4 hoạt động chính là Chương trình Khai mạc Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam”; Cuộc thi ảnh và triển lãm ảnh “Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam - Ngôi nhà chung của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam”; Hoạt động của đồng bào các dân tộc; Chương trình biểu diễn nghệ thuật truyền thống. Sự kiện này quy tụ khoảng 120 người là già làng, trưởng bản, nghệ nhân, đồng bào của các dân tộc được huy động từ các địa phương đại diện các dân tộc thuộc các vùng, miền trong cả nước.

Cùng với việc tái hiện không gian văn hóa của dân tộc mình, các nghệ nhân còn coi đây là một dịp quý để truyền đạt những nét đẹp văn hóa truyền thống, như lời nghệ nhân Lưu Xuân Lai, dân tộc Tày, ở Thái Nguyên: "
Đến làng văn hóa này, tôi muốn truyền đạt lại cho lớp trẻ, không tyhif sẽ bị mai một hết. Thứ nhất là dạy cho các cháu đánh đàn, hát then, và thứ hai là chế tác cây đàn tính. Tôi đã truyền lại việc học đàn, thì đầu tiên là phải học nhạc, rồi học lời, sau đó mới đến học đàn. Còn về chế tác đàn, tôi hướng dẫn các cháu tìm vật liệu để làm đàn, sau đó là cách chế tác. Khi chọn được cái bầu to thì sẽ được tiếng đàn khăng khít, ấm hơn, còn bầu nhỏ thì chỉ làm đàn để múa phụ họa thôi. Hàng năm có ngày Đại đoàn kết như thế này, chúng tôi lại càng có dịp để truyền bá lại cho các cháu".

Là một người trẻ, đến với Tuần đại đoàn kết, chị H’Hoa Niê, dân tộc Ê đê tâm sự: "Ngày hội đại đoàn kết các dân tộc làm em rất hào hứng vì mình em là một người trẻ, được gắn kết với đồng bào cả nước về đây hội tụ, thấy được bản sắc của 54 dân tộc Việt Nam. Em thấy rất tự hào khi mình là người con Ê đê, một dân tộc trong cộng đồng Việt Nam mình. Về đây, xa gia đình và đồng bào mình nhưng em coi đây như ngôi nhà thứ hai, và cũng là nơi có thể tái hiện cuộc sống của người Ê đê mình. Em tự hào vì không phải bạn trẻ Ê đê nào cũng có cơ hội như em, và em sẽ cố gắng học hỏi và gìn giữ truyền thống, nét đẹp văn hóa qua những hoạt động như dân ca, dân vũ, chế tác nhạc cụ dân tộc, dệt thổ cẩm…"

Đến Làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam dịp này, du khách được trải nghiệm lễ cưới của dân tộc tày, lễ tạ ơn của dân tộc Gia Rai, hay lễ cúng sức khỏe của dân tộc Ê Đê… Cùng với các chương trình dân ca, dân vũ được biểu diễn tại không gian các làng dân tộc, nhiều trò chơi dân gian cũng thu hút sự tham gia, khám phá của mọi người. Tất cả tạo nên những ngày hội đậm đà bản sắc, kết nối người Việt từ khắp mọi miền của đất nước Việt Nam.

Một số hình ảnh trong Tuần Đại đoàn kết các dân tộc – Di sản văn hóa Việt Nam:

Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hoá Việt Nam”, nơi hội tụ nét đẹp ba miền - ảnh 2

Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hoá Việt Nam”, nơi hội tụ nét đẹp ba miền - ảnh 3

Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hoá Việt Nam”, nơi hội tụ nét đẹp ba miền - ảnh 4

Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hoá Việt Nam”, nơi hội tụ nét đẹp ba miền - ảnh 5

Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hoá Việt Nam”, nơi hội tụ nét đẹp ba miền - ảnh 6

Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hoá Việt Nam”, nơi hội tụ nét đẹp ba miền - ảnh 7

Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hoá Việt Nam”, nơi hội tụ nét đẹp ba miền - ảnh 8

Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hoá Việt Nam”, nơi hội tụ nét đẹp ba miền - ảnh 9

Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hoá Việt Nam”, nơi hội tụ nét đẹp ba miền - ảnh 10

Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hoá Việt Nam”, nơi hội tụ nét đẹp ba miền - ảnh 11

Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hoá Việt Nam”, nơi hội tụ nét đẹp ba miền - ảnh 12

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu