Diễn đàn khoa học “Cuộc chạy đua vaccine COVID-19 và cạnh tranh ảnh hưởng giữa các quốc gia”

Chia sẻ
(VOV5) - Thời gian tới Việt Nam cần tái cơ cấu quỹ vaccine phòng COVID-19 với phương hướng tăng cường cơ cấu chi tiêu cho các hoạt động nghiên cứu phát triển vaccine.

Sáng 12/01, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức Diễn đàn thế giới thường niên chủ đề “Cuộc chạy đua Vaccine COVID-19 và cạnh tranh ảnh hưởng giữa các quốc gia” nhằm thảo luận, trao đổi các vấn đề về tác động vai trò của vaccine COVID-19 đến quan hệ quốc tế trên thế giới, trong đó có Việt Nam giữa bối cảnh đại địch. Đây là một trong những chuỗi sự kiện khoa học kết nối giữa các nhà khoa học, viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp, nhà quản lý trên cả nước nhằm trao đổi, phản biện, kiến nghị chính sách liên quan đến chủ đề Diễn đàn.

Diễn đàn khoa học “Cuộc chạy đua vaccine COVID-19 và cạnh tranh ảnh hưởng giữa các quốc gia” - ảnh 1TS.Đặng Xuân Thành, Phó Chủ tịch viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phát biểu tại diễn đàn. Ảnh: Việt Cường/VOV

Chia sẻ chính sách ngoại giao vaccine COVID-19 của Việt Nam, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Bùi Quang Tuấn, Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam, cho rằng việc nghiên cứu, phát triển hoặc hợp tác chuyển giao công nghệ sẽ tạo ra các loại vaccine, góp phần trở thành nguồn lực, lợi thế cho Việt Nam trong quá trình ngoại giao vaccine nhằm gây ảnh hưởng và tạo ra mối quan hệ hợp tác song phương giữa các quốc gia, đồng thời giảm sự lệ thuộc vào nguồn vaccine quốc tế vốn đã khan hiếm.

Diễn đàn khoa học “Cuộc chạy đua vaccine COVID-19 và cạnh tranh ảnh hưởng giữa các quốc gia” - ảnh 2Quang cảnh diễn đàn. Ảnh: Việt Cường/VOV

Phó Giáo sư, Tiến sỹ Bùi Quang Tuấn khuyến nghị thời gian tới Việt Nam cần tái cơ cấu quỹ vaccine phòng COVID-19 với phương hướng tăng cường cơ cấu chi tiêu cho các hoạt động nghiên cứu phát triển vaccine và thuốc phòng COVID-19, đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu phát triển vaccine theo hướng tăng lên về quy mô, số lượng các công trình nghiên cứu và chất lượng các nghiên cứu để tạo ra vaccine phòng COVID-19 càng sớm càng tốt.

Hoàn thiện cơ chế chính sách ngoại giao vaccine, không những tìm kiếm thêm các nguồn cung qua quan hệ hợp tác giữa các quốc gia phát triển mà còn tham gia biếu tặng vaccine, thuốc chữa, vật liệu y tế cho các quốc gia khác nhằm gia tăng ảnh hưởng và tăng cường sự gắn kết giữa các quốc gia.

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu