Trưng bày hơn 200 hiện vật về “Văn hóa Đông Sơn trên đất Vĩnh Phúc”

Chia sẻ
(VOV5) - Trưng bày chuyên đề “Văn hóa Đông Sơn trên đất Vĩnh Phúc” là hoạt động có ý nghĩa thiết thực, nhằm tìm hiểu về cội nguồn bản sắc dân tộc, nền văn hóa bản địa.

Ngày 28/1, tại Bảo tàng tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức khai mạc chuyên đề “Văn hóa Đông Sơn trên đất Vĩnh Phúc”.

Trưng bày hơn 200 hiện vật về “Văn hóa Đông Sơn trên đất Vĩnh Phúc” - ảnh 1Các đại biểu tham quan Triển lãm “Văn hóa Đông Sơn trên đất Vĩnh Phúc”.
Ảnh: Hoàng Hùng/TTXVN

Chuyên đề “Văn hóa Đông Sơn trên đất Vĩnh Phúc” gồm 3 phần: Giai đoạn tiền Đông Sơn - bước tạo nền cơ bản, văn hóa Đông Sơn - đỉnh cao văn minh Việt cổ, sức sống Đông Sơn trong dòng chảy lịch sử. Chuyên đề trưng bày hơn 200 hiện vật với nhiều loại hình và chất liệu phong phú có niên đại khoảng 4.000 năm trước, trong đó chủ yếu là nhóm hiện vật thuộc văn hóa Đông Sơn có niên đại cách đây 2.000 năm, được trưng bày đã phản ánh sinh động sự hình thành và phát triển của nền văn minh Việt cổ trên đất Vĩnh Phúc.

Trưng bày chuyên đề “Văn hóa Đông Sơn trên đất Vĩnh Phúc” là hoạt động có ý nghĩa thiết thực, nhằm tìm hiểu về cội nguồn bản sắc dân tộc, nền văn hóa bản địa – đặc trưng văn hóa Việt Nam đã lan tỏa không chỉ trong xã hội đương thời, mà còn rạng ngời, tỏa sáng qua văn minh Đại Việt, Việt Nam và vùng đất Vĩnh Phúc.

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu